Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

Kinh nghiệm trồng ớt

Để hạn chế bệnh thán thư trên ớt, thường áp dụng biện pháp tổng hợp sau:

Thứ nhất: chọn giống lai F1 ít nhiễm bệnh (Ớt sừng vàng Châu Phi chỉ địa).

Thứ hai: làm đất phải thật kỹ, tơi xốp, thoát nước nhanh, không bị nhiễm phèn. Bón vôi từ 80-200 kg/công và bón lót phân hữu cơ hoai mục có chủng nấm đối kháng Tricô-ĐHCT, cộng với phân NPK 20-20-15 trước khi làm đất lần cuối và làm dẻ mặt liếp.

Mật độ trồng 5-6 tấc/cây, khi trồng cần ép đất vào hốc cây cho thật chặt để chống hiện tượng nước bị bốc hơi cũng như chết nhát về sau.

Phân bón: lượng phân bón cho cả vụ từ 80-100 kg/công phân 20-20-15 và chia ra làm nhiều lần bón. Ngoài ra, kết hợp thêm phân canxium hoặc Nitrobo để cây dễ đậu trái và chống thối đít trái, rụng trái non. Thường xuyên theo dõi, lẫy bỏ các chéo gốc từ cháng ba trở xuống tạo cho cây thông thoáng. Khi cây được 60 ngày tuổi thì cần hạn chế nước tưới và hạ thấp dần mực nước dưới liếp từ 25-35 cm.

Phun thuốc hóa học: bệnh thán thư có thể tấn công từ giai đoạn cây con đến khi mang trái, đặc biệt khi trái đã già bệnh tấn công rất dữ dội. Cần phải phòng trị sớm bằng các loại thuốc như Score, Amistar, Amistar Top. Đặc biệt, kết hợp phun Amistar Top và Boom Flower ở các lần phun: vừa trị được bệnh thán thư một cách triệt để không cần phải phun đi phun lại nhiều lần như những loại thuốc trừ bệnh thông thường khác vừa làm cho trái lớn hơn, màu sắc đẹp hơn. Amistar còn giúp cây rút ngắn lóng lại, cây cứng cáp hơn, lá dày hơn, cây đậu trái nhiều hơn. Thời gian thu hoạch kéo dài hơn 15 ngày (bình thường thời gian thu hoạch chỉ khoảng 30 ngày), màu sắc trái đẹp hơn, bán giá cao hơn.

Nông dân Nguyễn Phước Hậu
Tổ 1, ấp Phú Yên, xã Tân Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Điện thoại: 0939.378.070

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét