Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

TRỊ BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ CÂY CÓ MÚI
Biểu hiện:










































Do nấm gây ra là chủ yếu, điều kiện vườn thấp, không thoát nước tốt.
Công việc cần làm:
Bước 1: tạo rãnh thoát nước tốt, xới gốc cho thông thoáng





























Bước 2: Cắt tỉa tàn, bón vôi, quét vôi trên thân sau đó phun thuốc rữa vườn bằng thuốc trừ nấm và khuẩn kết hợp phân bón lá giàu lân và kali




Bước 3: Sau 3 ngày tiếp tục bón phân gốc bằng phân hữu cơ giúp cải tạo đất cũng như giải độc đất và kích thích rễ phát triển.
Bước 4: Khoảng 7-10 ngày cây nhú tược ta tiến hành phun bảo vệ tược tránh côn trùng gây hại

Bước 5 : Sau khi nhú tược 10 ngày phun thuốc trừ côn trùng gây hại lần 2


Tiếp tục thuần dưỡng cơi 2 và cơi 3 bằng cách bón phân hữu cơ kết hợp hóa học để nuôi cây đồng thời phun thuốc phòng sâu bệnh hại. làm được vậy sau 3 cơi lá cây phục hồi hoàn toàn.
Lưu ý:
Giai đoạn đầu rễ cây kém phát triển cho nên phải cần phun bón lá bổ sung cứ 7 ngày  1 lần nhầm giúp cây mau phục hồi.

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Nông nghiệp hữu cơ mang lại nông sản sạch

Nếu mô hình nông nghiệp hữu cơ được nhân rộng, người tiêu dùng sẽ không còn nỗi lo ăn phải rau quả bị nhiễm hóa chất độc hại
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) mang lại các nông sản hoàn toàn sạch, có giá trị kinh tế và tuyệt đối bảo vệ môi trường. NNHC hiện có mặt trên 110 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, NNHC đã xuất hiện, tuy nhiên vẫn chưa thể hiện được hết các tính chất ưu việt của mình.
Ưu thế rõ rệt, nhưng vẫn chưa phát triển
2 năm trước đây, dự án “Phát triển khuôn khổ cho sản xuất và marketing Nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam” của Hội Nông dân Việt Nam (VNFU) và tổ chức Phát triển Nông nghiệp Đan Mạch Châu Á (ADDA) đã được triển khai. Theo đó, Hội nông dân các tỉnh sẽ cử các hội viên có mong muốn tìm hiểu về NNHC, có trình độ tối thiểu là tốt nghiệp Phổ thông trung học, để tham gia khóa đào tạo khoảng 4,5 tháng do ADDA tổ chức.
Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hà Nội là 6 tỉnh đầu tiên được thử nghiệm chương trình đào tạo này. Cụ thể là tập huấn trồng lúa hữu cơ cho nhóm nông dân xã Tả Vai, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai; tập huấn trồng vải hữu cơ cho nhóm nông dân xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang; tập huấn rau hữu cơ cho nhóm nông dân xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang, xã Định Phúc, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, xã Đình Bảng, Bắc Ninh; và tập huấn thủy sản hữu cơ cho nhóm nông dân ở Tân Dân, Hải Phòng. Dự kiến đến năm 2010, sẽ có khoảng 3000 đến 3750 nông dân được đào tạo về NNHC và có sản xuất thành phẩm hữu cơ.
Nông dân hữu cơ ở Sóc Sơn đã đưa ra báo cáo tổng kết giá trị kinh tế trên ruộng cải bắp, cà chua theo phương pháp canh tác hữu cơ. Tổng thu nhập là 48 triệu/ sào cà chua so với thông thường 20 triệu/ sào cà chua. Chi phí sản xuất: 922.000 đồng/ruộng cà chua so với thông thường là 945.000 đồng/ruộng cà chua. Lợi nhuận thu về 38.780.000 đồng so với thông thường là 19.055.000 đồng.
Riêng ruộng cải bắp do đợt ngập úng tháng 11 năm ngoái, sản lượng hữu cơ chỉ có 400kg/ruộng cải bắp nhưng bán ra 10.000 đồng/kg so với sản lượng vô cơ 1,4 tấn/ruộng cải bắp với giá bán ra 2.500 đồng/kg.
Báo cáo giá trị kinh tế canh tác hữu cơ cà chua và cải bắp ở Sóc Sơn 
Loại cây
Nội dung 
Cà chua
Cải bắp
Hữu cơ
Thông thường
Hữu cơ
Thông thường
Doanh thu
40 triệu đồng/sào
20 triệu đồng/sào
4.000.000đ
3.500.000đ
Chi phí
922.000đ/ruộng
945.000đ/ruộng


Lợi nhuận
38.780.000đ
19.055.000đ


Sản lượng


400kg
1,4 tấn
Như vậy, nguồn lợi mang lại từ NNHC là rõ rệt. Đồng thời NNHC rất an toàn với con người từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và bảo vệ tuyệt đối môi trường do chỉ sử dụng các sản phẩm “thiên nhiên”: bón phân ủ (từ tàn dư cây trồng, chất thải động vật), sử dụng thuốc diệt trừ sâu bệnh có nguồn gốc tự nhiên, thảo mộc (dấm gỗ, lá cây xoan nghiền), các cây dẫn dụ (hoa, cỏ…). Nông dân cũng có thể trồng luân canh và sử dụng phân xanh để tăng độ màu cho đất.

Tuy nhiên, dự án vẫn chưa mang lại hiệu quả rõ rệt do việc áp dụng NNHC gặp không ít trở ngại từ vốn khởi tạo chuyển đổi sản xuất từ vô cơ sang hữu cơ, chưa có cơ quan chứng nhận chuẩn sản phẩm hữu cơ cũng như định chế giá cả…
Thiếu vốn đầu tư chuyển đổi sản xuất

Người nông dân làm NNHC cần cải tạo đất trồng, nguồn nước theo chuẩn nông nghiệp an toàn (IPM), chuẩn bị phân chuồng, phân xanh và giống cây, con đảm bảo trước khi tiến hành trồng trọt, chăn nuôi so với phương pháp canh tác vô cơ (sử dụng phân bón hóa học ngoài thị trường và không cần đạt chuẩn đất hay nguồn nước).
Công đoạn này tốn khá nhiều thời gian (ít nhất 3 tháng) và công sức bỏ ra của người nông dân không hề nhỏ. Và trong thời đó, họ sẽ tạm thời phải chấp nhận việc chưa thu hồi vốn từ quá trình đầu tư cải tạo chuyển đổi khu vực sản xuất. Vậy thì ai sẽ là người chịu bỏ tiền cho họ đầu tư không sinh lãi?
Thêm vào đó, khả năng sản xuất lớn của NNHC rất hạn chế do diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, đất do chất thải công nghiệp và việc sử dụng phân bón hóa học quá lâu trước đó ngày càng gia tăng. Sản xuất NNHC lại đòi hỏi việc tạo “vùng đệm” với vùng NNVC, trồng đan xen các cây cỏ dẫn dụ, chăm sóc “thủ công” – bắt sâu bệnh cho cây trồng.
Lúc này, biện pháp được đưa ra là phát triển song song nông nghiệp an toàn (NNVC đảm bảo an toàn cho sức khỏe) và NNHC để đảm bảo sản lượng, năng suất. Đồng thời thiết lập các cơ quan phân phối giống cây, con hữu cơ; phân xanh; kêu gọi đầu tư chuyển đổi sản xuất, dần phát triển qui mô NNHC. Nhưng điều này cũng không thể diễn ra một sớm một chiều. 
Chưa có chuẩn sản phẩm hữu cơ
Ông Koen Den Braber, cố vấn kĩ thuật dự án cho biết: “Các nông dân Đan Mạch đã phải mất 10 năm “thử nghiệm” NNHC để được Chính phủ chứng nhận chuẩn nông sản hữu cơ”.
NNHC mới du nhập vào Việt Nam thì làm sao có chứng nhận cho nông sản hữu cơ? Có một thực tế không thể phủ nhận rằng: mặc dù NNHC vẫn được tiến hành phổ biến và sản xuất nhưng nông sản hữu cơ chưa có một chuẩn mực nào để kiểm định hay được cấp chứng nhận sản phẩm an toàn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khâu tiêu thụ sản phẩm này.
Chị Phạm Thị Chính (thôn Tân Hòa, xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình), một nông dân trồng rau hữu cơ cho biết: “Cảm quan ban đầu cho thấy rau vô cơ (sử dụng phân bón hóa học hoặc có thể sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng) trông màu sắc tươi, ngon hơn rau hữu cơ. Người dân ở đây lại thiếu hiểu biết về tính ưu việt của rau hữu cơ nên họ thường chọn mua rau vô cơ, mặc dù giá cả rau hữu cơ rẻ hơn từ 1.000 – 2.000 đồng so với rau vô cơ.


Vườn cà chua vô cơ
 
Vườn cà chua hữu cơ
Khi được hỏi về biện pháp khắc phục vấn đề pháp lý của sản phẩm hữu cơ, ông Koen cho hay: “Thay vì đợi Chính phủ chứng nhận, NNHC Việt Nam cần xây dựng lòng tin của người tiêu dùng, tiếp thị xã hội các nông sản hữu cơ bằng các buổi tổ chức hội thảo phổ biến kiến thức NNHC, tổ chức các buổi tham quan khu vực sản xuất hữu cơ cho người tiêu dùng, xây dựng hệ thống phân phối các sản phẩm hữu cơ…” Nhưng việc triển khai tất cả các biện pháp trên đòi hỏi một lộ trình dài hạn. Vì vậy NNHC Việt Nam vẫn phải “đợi cơ hội” tiếp cận với người tiêu dùng. Chính vì chưa có chứng nhận cho nông sản hữu cơ nên giá cả của sản phẩm hữu cơ do nông dân “tự đặt”.
Anh Mai Văn Tường, học viên khóa đào tạo nông dân hữu cơ kiêm cán bộ kĩ thuật dự án cho biết: “Thông thường chúng tôi nâng giá nông sản hữu cơ lên gấp đôi hoặc gấp rưỡi bình thường”!
Giá cải bắp lên đến 10.000 đồng/kg của nông dân hữu cơ huyện Sóc Sơn là một ví dụ. Với giá thành này, người khá giả mới chấp nhận được. Tuy nhiên, về lâu dài, NNHC có chi phí sản xuất thấp hơn nên giá thành sẽ hạ. 
Lời kết
NNHC với những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cần phải được phát triển và nhân rộng ở Việt Nam. Điều này đòi hỏi sự quan tâm của các Bộ, ban ngành của Chính phủ, tạo điều kiện cho các công trình nghiên cứu về NNHC tại Việt Nam để sớm đưa ra chuẩn cho nông sản hữu cơ và cơ quan phụ trách cấp giấy chứng nhận chuẩn. Đồng thời có các thỏa thuận, thống nhất về định chế giá cả đảm bảo bình đẳng về lợi ích giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Được biết, Hội Nông dân Việt Nam (VNFU) và tổ chức Phát triển Nông nghiệp Đan Mạch Châu Á (ADDA) sẽ đẩy mạnh qui mô đào tạo của dự án, đầu tư hệ thống phân phối sản phẩm hữu cơ và tổ chức tiếp thị xã hội nông sản hữu cơ để giúp nông dân đi đến cái đích cuối cùng của NNHC.
Đến với NNHC, người tiêu dùng cần xác định tâm thế “tiêu dùng vì môi trường”, vì sức khỏe của chính bạn và gia đình. Đó chính là thông điệp mà Ban quản lý dự án NNHC muốn gửi gắm thông qua chiến dịch tiếp thị xã hội nông sản hữu cơ.

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Vĩnh Long: Tập huấn phòng trừ “sâu lạ” hại khoai lang

Vừa qua, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bình Tân (Vĩnh Long) có kế hoạch tập huấn nông dân về biện pháp phòng trừ sâu đục củ khoai lang.
Người trồng khoai điêu đứng vì “sâu lạ” tấn công. Theo đó, một số biện pháp nhằm quản lý “sâu lạ” được ngành chuyên môn khuyến cáo là không trồng nhiều vụ khoai liên tiếp để cắt đứt nguồn thức ăn của sâu hại, vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch, cho đất nghỉ và ngâm đất ít nhất 20 ngày để diệt ấu trùng và một số sâu bệnh hại khác lưu tồn trong đất. Khi có sâu xuất hiện, cần đưa nước vô ruộng ngập chân giồng khoai trước khi phun thuốc lưu dẫn để tiêu diệt,… Theo dự báo của Phòng Nông nghiệp và PTNT, hiện có đến hàng ngàn hecta khoai lang bị sâu đục củ, gây thiệt hại từ 15 - 20% sản lượng. Theo THÀNH LONG báo Vĩnh Long

Đau đầu với sâu lạ hại khoai lang

Không chỉ chịu cảnh rớt giá, hàng ngàn hộ nông dân trồng khoai tại vùng chuyên canh khoai lang huyện Bình Tân, Vĩnh Long đang đau đầu với một loại sâu lạ tấn công. Với những củ khoai to, đạt tiêu chuẩn xếp vào loại 1 (loại xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc) nhưng khi bị loại sâu này đục vào đều bị xếp vào loại dạt, bán với giá rất thấp. Nông dân vùng chuyên canh khoai lang huyện Bình Tân đang đau đầu với một loại sâu lạ tấn công. Trong ảnh là nông dân đang thu hoạch khoai (ảnh minh họa) - Ảnh: Trung Chánh 60 kg khoai = 15.000 đồng Chưa kịp mừng vì giá khoai lang tím Nhật tăng trở lại, lên mức 380.000 – 400.000 đồng/tạ (tạ tính 60 kg) so với 180.000 – 200.000 đồng/tạ so với trước thì hiện bà con nông dân trồng khoai lại một phen đau dầu vì bị một loại sâu lạ gây hại. Trong những ngày này, đâu đâu ở vùng chuyên canh khoai lang của huyện Bình Tân, Vĩnh Long cũng nghe bà con nông dân bàn tán, than phiền ruộng khoai bị thiệt hại nặng do sâu lạ gây ra. Ông Nguyễn Văn Chín, ấp Tân Yên, xã Tân Thành, huyện Bình Tân, Vĩnh Long ngao ngán nói: “Sâu lạ không biết ở đâu ra mà nhiều như vậy, nó đục vào củ khoai làm củ khoai lẽ ra được xếp loại 1 bị thương lái dạt xuống loại chót”. Hiện khoai lang bị loại sâu lạ này tấn công được thương lái mua với giá rất thấp, khoảng 15.000 đồng/tạ đối với những ruộng khoai ở gần đường giao thông và 10.000 – 12.000 đồng/tạ đối với những ruộng khoai nằm sâu trong đồng. Trong khi đó, nếu không bị sâu lạ đục vào loại khoai này được thương lái mua với giá đến 380.000 – 400.000 đồng/tạ. Theo thống kê chưa đầy đủ của ngành nông nghiệp huyện Bình Tân, Vĩnh Long, chỉ riêng xã Tân Thành đã có trên 200 héc ta diện tích trồng khoai bị loại sâu lạ này gây hại trên tổng số 1.800 héc ta diện tích đất trồng khoai của xã. Tuy nhiên, nếu tính toàn huyện thì có cả ngàn héc ta đất trồng khoai bị thiệt hại bởi loại sâu này. Tỉ lệ thiệt hại khác nhau, ít hay nhiều là tùy thuộc vào từng ruộng và điều kiện canh tác của từng hộ nông dân nhưng theo thống kê ban đầu của ngành nông nghiệp huyện Bình Tân thì dao động từ 40 – 60% so với tổng sản lượng khoai thu hoạch được. Ông Phan Ngọc Sáng, cán bộ bảo vệ thực vật của xã Tân Thành xác nhận: “Thật ra loại sâu lạ này xuất hiện cách đây vài năm rồi nhưng tỉ lệ thiệt hại lúc đó rất thấp, chỉ 1- 2% thôi, tuy nhiên năm nay lại bùng phát mạnh”. Chưa xác định được đây là sâu gì Theo mô tả của nông dân trồng khoai tại huyện Bình Tân, sâu lạ này có kích thước chừng 2 cm, to bằng cây tăm nhang, có màu xám đen, trên thân có lông tơ nhỏ. Loại sâu này thường tấn công vào củ khoai tạo trên bề mặt củ khoai có nhiều lỗ thủng sâu, làm giảm giá trị khi bán. Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam nói: “Trước giờ tôi vẫn chưa thấy con sâu này, chỉ mới nghe tiến sĩ Vàng (Tiến sĩ Lê Văn Vàng, khoa Nông nghiệp Sinh học Ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ) nói đây là con thuộc họ bọ đuôi kìm mà nông nông gọi là con sùng đinh. Nông dân gọi là con sùng đinh bởi vì củ khoai lang thiệt hại giống như khi họ đội rổ khoai lang té trong thùng đinh gây nên vậy”. Theo tiến sĩ Chiến, bây giờ ông vẫn chưa biết loại sâu lạ này ra làm sao nên chưa có kinh nghiệm phòng trừ vì vậy chưa biết được thuốc nào có thể phòng trị. “Trước giờ tôi cũng chưa thấy, chưa gặp mặt nó nữa chỉ mới thấy hiện tượng là củ khoai lang bị đục lỗ vậy thôi. Tuy nhiên, hiện tại chúng tôi đang tiến hành lấy mẫu loại dịch hại này để xác định chính xác đây là loại dịch hại gì rồi mới đưa ra biện pháp phòng trừ ra sao”, tiến sĩ Chiến khẳng định.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012