Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Vĩnh Long: Tập huấn phòng trừ “sâu lạ” hại khoai lang

Vừa qua, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bình Tân (Vĩnh Long) có kế hoạch tập huấn nông dân về biện pháp phòng trừ sâu đục củ khoai lang.
Người trồng khoai điêu đứng vì “sâu lạ” tấn công. Theo đó, một số biện pháp nhằm quản lý “sâu lạ” được ngành chuyên môn khuyến cáo là không trồng nhiều vụ khoai liên tiếp để cắt đứt nguồn thức ăn của sâu hại, vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch, cho đất nghỉ và ngâm đất ít nhất 20 ngày để diệt ấu trùng và một số sâu bệnh hại khác lưu tồn trong đất. Khi có sâu xuất hiện, cần đưa nước vô ruộng ngập chân giồng khoai trước khi phun thuốc lưu dẫn để tiêu diệt,… Theo dự báo của Phòng Nông nghiệp và PTNT, hiện có đến hàng ngàn hecta khoai lang bị sâu đục củ, gây thiệt hại từ 15 - 20% sản lượng. Theo THÀNH LONG báo Vĩnh Long

Đau đầu với sâu lạ hại khoai lang

Không chỉ chịu cảnh rớt giá, hàng ngàn hộ nông dân trồng khoai tại vùng chuyên canh khoai lang huyện Bình Tân, Vĩnh Long đang đau đầu với một loại sâu lạ tấn công. Với những củ khoai to, đạt tiêu chuẩn xếp vào loại 1 (loại xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc) nhưng khi bị loại sâu này đục vào đều bị xếp vào loại dạt, bán với giá rất thấp. Nông dân vùng chuyên canh khoai lang huyện Bình Tân đang đau đầu với một loại sâu lạ tấn công. Trong ảnh là nông dân đang thu hoạch khoai (ảnh minh họa) - Ảnh: Trung Chánh 60 kg khoai = 15.000 đồng Chưa kịp mừng vì giá khoai lang tím Nhật tăng trở lại, lên mức 380.000 – 400.000 đồng/tạ (tạ tính 60 kg) so với 180.000 – 200.000 đồng/tạ so với trước thì hiện bà con nông dân trồng khoai lại một phen đau dầu vì bị một loại sâu lạ gây hại. Trong những ngày này, đâu đâu ở vùng chuyên canh khoai lang của huyện Bình Tân, Vĩnh Long cũng nghe bà con nông dân bàn tán, than phiền ruộng khoai bị thiệt hại nặng do sâu lạ gây ra. Ông Nguyễn Văn Chín, ấp Tân Yên, xã Tân Thành, huyện Bình Tân, Vĩnh Long ngao ngán nói: “Sâu lạ không biết ở đâu ra mà nhiều như vậy, nó đục vào củ khoai làm củ khoai lẽ ra được xếp loại 1 bị thương lái dạt xuống loại chót”. Hiện khoai lang bị loại sâu lạ này tấn công được thương lái mua với giá rất thấp, khoảng 15.000 đồng/tạ đối với những ruộng khoai ở gần đường giao thông và 10.000 – 12.000 đồng/tạ đối với những ruộng khoai nằm sâu trong đồng. Trong khi đó, nếu không bị sâu lạ đục vào loại khoai này được thương lái mua với giá đến 380.000 – 400.000 đồng/tạ. Theo thống kê chưa đầy đủ của ngành nông nghiệp huyện Bình Tân, Vĩnh Long, chỉ riêng xã Tân Thành đã có trên 200 héc ta diện tích trồng khoai bị loại sâu lạ này gây hại trên tổng số 1.800 héc ta diện tích đất trồng khoai của xã. Tuy nhiên, nếu tính toàn huyện thì có cả ngàn héc ta đất trồng khoai bị thiệt hại bởi loại sâu này. Tỉ lệ thiệt hại khác nhau, ít hay nhiều là tùy thuộc vào từng ruộng và điều kiện canh tác của từng hộ nông dân nhưng theo thống kê ban đầu của ngành nông nghiệp huyện Bình Tân thì dao động từ 40 – 60% so với tổng sản lượng khoai thu hoạch được. Ông Phan Ngọc Sáng, cán bộ bảo vệ thực vật của xã Tân Thành xác nhận: “Thật ra loại sâu lạ này xuất hiện cách đây vài năm rồi nhưng tỉ lệ thiệt hại lúc đó rất thấp, chỉ 1- 2% thôi, tuy nhiên năm nay lại bùng phát mạnh”. Chưa xác định được đây là sâu gì Theo mô tả của nông dân trồng khoai tại huyện Bình Tân, sâu lạ này có kích thước chừng 2 cm, to bằng cây tăm nhang, có màu xám đen, trên thân có lông tơ nhỏ. Loại sâu này thường tấn công vào củ khoai tạo trên bề mặt củ khoai có nhiều lỗ thủng sâu, làm giảm giá trị khi bán. Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam nói: “Trước giờ tôi vẫn chưa thấy con sâu này, chỉ mới nghe tiến sĩ Vàng (Tiến sĩ Lê Văn Vàng, khoa Nông nghiệp Sinh học Ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ) nói đây là con thuộc họ bọ đuôi kìm mà nông nông gọi là con sùng đinh. Nông dân gọi là con sùng đinh bởi vì củ khoai lang thiệt hại giống như khi họ đội rổ khoai lang té trong thùng đinh gây nên vậy”. Theo tiến sĩ Chiến, bây giờ ông vẫn chưa biết loại sâu lạ này ra làm sao nên chưa có kinh nghiệm phòng trừ vì vậy chưa biết được thuốc nào có thể phòng trị. “Trước giờ tôi cũng chưa thấy, chưa gặp mặt nó nữa chỉ mới thấy hiện tượng là củ khoai lang bị đục lỗ vậy thôi. Tuy nhiên, hiện tại chúng tôi đang tiến hành lấy mẫu loại dịch hại này để xác định chính xác đây là loại dịch hại gì rồi mới đưa ra biện pháp phòng trừ ra sao”, tiến sĩ Chiến khẳng định.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

NHU CẦU NƯỚC CỦA LÚA


Đối với cây lúa từ lâu đã có câu ca dao “ Nhất nước, nhì phân”. Điều đó nói lên nhu cầu nước của cây lúa rất lớn.

Cây lúa cần 400 - 450 đơn vị nước, để tạo được một đơn vị thân lá
Cây lúa cần 300 - 350 đơn vị nước để tạo được một đơn vị hạt.
Do vậy, ngoài sử dụng nước trời, xây dựng được hệ thống thuỷ lợi tốt là yếu tố quan trọng hàng đầu cho các vùng trồng lúa.

Ở các vùng trồng lúa, cây lúa được cung cấp nước bằng các nguồn sau:

Lượng mưa: Yêu cầu 900 - 1100 mm cho một vụ lúa. Mùa mưa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thường bắt đầu vào tháng 5 - 6 và kết thúc vào tháng 10 - 11. Ở các tỉnh miềm Trung mùa mưa muộn hơn, thường mưa nhiều vào tháng 11-12. Lượng mưa hàng năm ở Hà Nội là 1800 mm, ở Huế 2860 mm, Thành phố Hồ Chí Minh 1980 mm, hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu về nước của một vụ lúa. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có năm lượng mưa phân bố không đều, nhất là thời kỳ đầu và giữa vụ dễ gây ra hạn hán hoặc ngập lụt đối với sản xuất lúa.


Nước mưa còn mang theo và cung cấp khoảng 16 kg đạm vô cơ / ha, nguồn ôxy và làm thay đổi tiểu khí hậu trong ruộng lúa.



Nước sông, suối, ao, hồ, đầm ...: Lượng nước từ các nguồn này ngoài những nơi nước có thể tự chảy vào ruộng thì phải có hệ thống thuỷ lợi (tưới tiêu) tốt để chủ động cung cấp nước cho lúa (chống hạn). Tuy nhiên khi nước thừa thì phải thoát nước cho lúa (chống úng).

Nước phù sa từ các sông, đặc biệt là sông lớn như sông Hồng ( Đồng bằng Bắc Bộ), sông Cửu Long (Đồng bằng sông Cửu Long)... còn cung cấp lượng lớn chất dinh dưỡng từ nguồn nước phù sa cho cây lúa.

PHÒNG TRỊ BỆNH LÉP VÀNG

I. Mức độ xuất hiện trên đồng ruộng:
Xuất hiện rải rác hoặc theo từng vệt, dọc theo lối đi trong ruộng.
II. Tình trạng ruộng lúa:
Ruộng được bón phân đạm cao có bệnh nặng hơn các ruộng rải phân đạm theo nhu cầu cây lúa.
III. Tác nhân gây bệnh
Bệnh bắt đầu thể hiện trên bông lúa từ giai đoạn ngậm sửa đến vào chắc. Trên bông lúa có nhửng nhánh gié đứng thẳng trong khi các nhánh gié khác cong xuống. Các nhánh gié mắc bệnh (đứng thẳng) có mang nhiều hạt bị lép, nhưng vỏ trấu vẫn giữ máu sắc bình thường, không bị lem. Khi bông lúa chín, vỏ trấu của các hạt lép nầy vẫn có màu vàng.

Tách vỏ trấu của hạt lép vàng quan sát phôi nhủ hạt lúa: Nếu phôi nhủ có vết đen hoặc nâu: do vi khuẩn Pseudomonas sp. gây ra. Nếu phôi nhủ không có vết bệnh: bệnh có thể do nấm Gibberella fujikuroi (Fusarium moniliform) (gây bệnh lúa von) xâm nhiễm ở giai đoạn muộn gây ra.
IV. Cách chữa trị:
Bệnh do vi khuẩn gây ra sẽ lây lan thêm ra rất nhanh dọc theo đường đi, nếu không chữa trị. Trường hợp nầy cần pha nước vôi 10%, lấy nước trong phun lên ruộng lúa 2 lần cách nhau 4-5 ngày. Bệnh do nấm sẽ không lây lan thêm và cũng không có cách chữa trị.

NGỪA BỆNH CHÁY BÌA LÁ


I.Nguyên nhân gây bệnh bạc lá rất nhiều:

- Một số giống mẫn cảm với bệnh bạc lá như một số giống tạp giao và một số giống chất lượng.
- Do thời tiết nóng ẩm, mưa to gió lớn xảy ra trong thời kỳ lúa cần quang hợp cao.
- Do biện pháp canh tác làm đất không ngấu, cây lúa nhiễm bệnh vàng lá sau lập thu, bón thêm phân cấp cứu vàng lá, cây lúa ra lớp rễ mới phát triển lá non nên gặp mưa dông dễ nhiễm bệnh bạc lá.
- Bệnh thường mẫn cảm với lượng đạm dư trong lá, những ruộng bón đạm nhiều, bón muộn, bón lai rai, bón không cân đối giữ đạm, lân và kaly, những ruộng trũng hẩu dồn đạm cuối vụ, do biện pháp thâm canh gieo cấy, chăm bón không đúng kỹ thuật.


II. Đặc điểm bệnh bạc lá:

- Bệnh xuất hiện ở mép lá, cháy dọc mép lá từ đầu chóp lá cháy xuống (còn gọi là bệnh cháy bìa lá)
- Bệnh lan theo chiều gió.
- Buổi chiều những giọt keo vi khuẩn bạc lá khô đọng lại ở mép lá màu vàng, nhỏ như "trứng tôm".
- Đêm sương: giọt keo vi khuẩn này tan ra, chảy chạy dài theo mép lá, và gió làm xây xát lan sang những lá khác.
- Bệnh nặng: lá lúa cháy đặc biệt lá đòng cháy làm lúa lép lửng cao, giảm năng suất nghiêm trọng.
- Giống bị bệnh nặng: BT7, Tạp giao




III. Biện pháp phòng tránh bệnh bạc lá:

Để khắc phục tình trạng trên, phòng tránh bệnh bạc lá ở lúa mùa, ngoài các biện pháp canh tác đại trà, cần tập trung vào một số điểm sau:

1. Chọn giống chống chịu tốt với bệnh bạc lá để đưa vào gieo cấy ở vụ mùa.

2. Tuân thủ về kỹ thuật trong biện pháp thâm canh như:

- Để đất nhanh mục nên bón vôi từ 15- 20 kg/1000m2, làm đất phải đủ ngấu để tránh ngộ độc rễ nhiễm bệnh vàng lá khi lúa đang đẻ sau tiết lập thu.
- Chỉ cấy mạ đủ tuổi, chăm bón sớm và cân đối tập trung vào giai đoạn đầu vụ. Nên bón phân NPK chuyên dùng, phân có hàm lượng kaly cao, chú ý bón nặng đầu, nhẹ cuối. Ưu tiên bón kaly cao cho các giống hay bị nhiễm bạc lá. Những chân ruộng hẩu hay dồn đạm cuối vụ: cần giảm bón đạm, bón tăng lân và kali cho cây cứng, lá dầy đỡ bị bệnh bạc lá cuối vụ. Đặc biệt giống chất lượng, nên cấy lùi thời vụ cuối tháng 7 (25-30/7) để lúa trỗ sau 25/9 đến trước 5/10, sát tiết hàn lộ nhiệt độ giảm, thời tiết mát, sẽ đỡ bạc lá hơn. Sử dụng bón phân cho lúa chất lượng, lúa lai là bón lót sâu, bón thúc sớm ngay sau cấy 7-10 ngày: hết cả đạm và kaly .Không bón kaly giai đoạn lúa đứng cái vì cây lại huy động đạm lên dễ bạc lá.

3. Trung tuần tháng 8 có đợt sâu đục thân, sâu cuốn lá hại lúa, đầu tháng 9 cũng có lứa sâu cuốn lá và đục thân hại lá đòng, khi phun thuốc trừ sâu cần bổ sung thêm thuốc phòng chống bạc lá bằng thuốc sasa, hoặc xanthomic, ở cả 2 đợt này cho những ruộng hay bị bệnh và những giống hay nhiễm bệnh bạc lá. Nên phun phòng bệnh bạc lá ngay sau khi có đợt mưa dông lớn, khi ruộng chưa xuất hiện vết bệnh trên lá, bằng thuốc: 3kg vôi hòa tan lấy phần nước trong + 10cc Tilt super cho bình 16l phun 3 bình / 1000m2

Thực hiện được các điểm trên chắc chắn đã hạn chế phần lớn bệnh bạc lá đối với lúa vụ mùa. Sản xuất nông nghiệp muốn có năng suất cao phải chủ động ngay từ đầu vụ. Đặc biệt bệnh bạc lá khi đã xuất hiện mới xử lý thì hiệu quả không cao, vì vậy chúng ta cần áp dụng liên hoàn các biện pháp kỹ thuật thâm canh ngay từ đầu vụ mới giành được thắng lợi.

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Những Thất Bại Của Nhà Nông

Tôi lập chủ đề này với những mục đích sau:

- trên tất cả các thông tin đại chúng toàn viết và đưa lên những mô hình thành công, mà không biết trước khi thành công họ đã bị thất bại thê thảm => Người nông dân tham gia => thất bại.
- Người nông dân biết được những mô hình hiệu quả thì cung và cầu sắp bão hòa => Nuôi => thừa => bán giá thấp => lỗ.
- Sách dạy thì cũng chỉ nói những điều chung chung vì người viết sách không trực tiếp chăn nuôi, họ chỉ có lý thuyết rồi đi thăm những trại nuôi, hỏi vài câu cũng cơ bản chư hỏi bí kíp chủ trại đâu có nói => Sách chỉ mang tính tham khảo thêm chứ không áp dụng để thành công được.
- Trong chủ để này chúng ta sẽ nêu lên những thất bại của mình và nguyên nhân thất bại. Sau đó mọi người sẽ cùng nhau phân tích để đưa ra biện pháp khắc phục.
- Khi biết hết những thất bại thì tôi tin thành công sẽ đến.

Tôi nuôi 150 gà sao sinh sản bị thua lỗ 30 triệu vì những nguyên nhân sau:
- không tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trường trước khi nuôi, đến khi có sản phẩm thì giá trứng rớt giá => lỗ
- Gà sao chỉ bán cho nhà hàng thôi nên dễ bị khủng hoảng thừa.
=> Rút kinh nghiệm khi nuôi con gì phải xem thị trường tiêu thụ ở đâu, nhu cầu có lớn không ? Có những rủi ro tiềm năng gì ?

Thứ hai: Nuôi 400 con gà thả vườn đến khi bán thì gà bắt đầu chết, ngày mai nó chết hôm nay vẫn ăn bình thường, những con khác thì bắt lên nó ốm nhom giống như bộ xương khô.
Vụ này lỗ 10 triệu và không nuôi gà nữa nhưng tôi vẫn quyết tâm tìm cho ra nguyên nhân để sau này có nuôi lại sẽ không bị nữa.
- Nguyên nhân là gà giống đã bị nhiễm bệnh maret từ khi mới nở. Gà giống bị nhiễm mình nuôi vẫn lớn bình thường nhưng đến lúc gà khoảng 3 tháng tuổi thì bệnh mới có triệu chứng lâm sàng. Gà ủ rũ, bị liệt chân, gầy trơ xương.
=> Rút kinh nghiệm: Khi nuôi con gì cũng phải hỏi nơi cung cấp giống đã tiêm vacxin gì để về phòng cho nó. Trước khi nuôi phải có kiến thức cơ bản về con vật dự định nuôi, đặc biệt là bệnh tật và biện pháp phòng ngừa, biện pháp chữa bệnh nếu dịch bệnh xảy ra.


Những Thất Bại Của Nhà Nông

Tôi lập chủ đề này với những mục đích sau:
- trên tất cả các thông tin đại chúng toàn viết và đưa lên những mô hình thành công, mà không biết trước khi thành công họ đã bị thất bại thê thảm => Người nông dân tham gia => thất bại.
- Người nông dân biết được những mô hình hiệu quả thì cung và cầu sắp bão hòa => Nuôi => thừa => bán giá thấp => lỗ.
- Sách dạy thì cũng chỉ nói những điều chung chung vì người viết sách không trực tiếp chăn nuôi, họ chỉ có lý thuyết rồi đi thăm những trại nuôi, hỏi vài câu cũng cơ bản chư hỏi bí kíp chủ trại đâu có nói => Sách chỉ mang tính tham khảo thêm chứ không áp dụng để thành công được.
- Trong chủ để này chúng ta sẽ nêu lên những thất bại của mình và nguyên nhân thất bại. Sau đó mọi người sẽ cùng nhau phân tích để đưa ra biện pháp khắc phục.
- Khi biết hết những thất bại thì tôi tin thành công sẽ đến.

Tôi nuôi 150 gà sao sinh sản bị thua lỗ 30 triệu vì những nguyên nhân sau:
- không tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trường trước khi nuôi, đến khi có sản phẩm thì giá trứng rớt giá => lỗ
- Gà sao chỉ bán cho nhà hàng thôi nên dễ bị khủng hoảng thừa.
=> Rút kinh nghiệm khi nuôi con gì phải xem thị trường tiêu thụ ở đâu, nhu cầu có lớn không ? Có những rủi ro tiềm năng gì ?

Thứ hai: Nuôi 400 con gà thả vườn đến khi bán thì gà bắt đầu chết, ngày mai nó chết hôm nay vẫn ăn bình thường, những con khác thì bắt lên nó ốm nhom giống như bộ xương khô.
Vụ này lỗ 10 triệu và không nuôi gà nữa nhưng tôi vẫn quyết tâm tìm cho ra nguyên nhân để sau này có nuôi lại sẽ không bị nữa.
- Nguyên nhân là gà giống đã bị nhiễm bệnh maret từ khi mới nở. Gà giống bị nhiễm mình nuôi vẫn lớn bình thường nhưng đến lúc gà khoảng 3 tháng tuổi thì bệnh mới có triệu chứng lâm sàng. Gà ủ rũ, bị liệt chân, gầy trơ xương.
=> Rút kinh nghiệm: Khi nuôi con gì cũng phải hỏi nơi cung cấp giống đã tiêm vacxin gì để về phòng cho nó. Trước khi nuôi phải có kiến thức cơ bản về con vật dự định nuôi, đặc biệt là bệnh tật và biện pháp phòng ngừa, biện pháp chữa bệnh nếu dịch bệnh xảy ra.

Link: http://agriviet.com/home/threads/68272-Nhung-That-Bai-Cua-Nha-Nong#ixzz1qDJ8Gfwm

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

10 tổ hợp phím tắt hay trong Windows

1. Phím Windows + L

10 tổ hợp phím tắt hay trong Windows



Khi bạn đang làm việc trên máy tính ở nơi công cộng và cần phải rời máy trong giây lát thì tổ hợp phím này sẽ giúp bạn nhanh chóng chuyển máy của bạn về cửa sổ đăng nhập của Windows, nơi mà bạn phải đánh lại mật khẩu mới có thể đăng nhập và tiếp tục làm việc.

2. Shift + Delete

10 tổ hợp phím tắt hay trong Windows



Đây có lẽ không phải là tổ hợp phím quá mới vì ngày nay nó được dùng tương đối thường xuyên. Là tổ hợp phím giúp bạn xóa một tập tin mà không lưu lại ở thùng rác của máy tính. Nhưng cũng nên cân nhắc kĩ lưỡng trước khi sử dụng nó vì bạn sẽ không dễ dàng lấy lại những file đã lỡ xóa như khi xóa bằng phím delete thông thường.

3. Phím Windows + Tab

10 tổ hợp phím tắt hay trong Windows



Với những bạn sử dụng hệ điều hành Windows từ bản Vista trở đi các bạn sẽ được sử hữu cách chuyển cửa sổ bằng bàn phím mới với phong cách 3D cực hấp dẫn. tổ hợp phím này có lẽ là sự thay thế hoàn hảo cho combo Alt + Tab cũ kĩ của các phiên bản trước.

4. Shift + Ctrl + N

10 tổ hợp phím tắt hay trong Windows



Windows 7 có nhiều sự bổ xung nho nhỏ cho các thao tác người dùng trong Windows Explorer đối với các hệ điều hành cũ. Một trong số đó phải kể để phím tắt tạo thư mục nhanh. Thay vì phải Click chuột phải vào vùng trống trên vị trí định tạo thư mục mới rồi chọn đến [I]New > Folder [/I]để tạo thư mục thì bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phí Ctrl + Shift + N. Một thư mục mới sẽ được tạo ngay tại nơi bạn đang xem với phần tên được bôi đen sẵn và bạn chỉ việc đặt tên cho thư mục này.

5. Windows + M

10 tổ hợp phím tắt hay trong Windows



Nếu bạn đang phải làm việc với quá nhiều chương trình cùng lúc, và lúc nào đó bạn chợt thấy màn hình của mình thật quá bừa bộn thì tổ hợp phím Windows + M thực sự là thứ hữu ích. Tổ hợp phím này sẽ nhanh chóng đẩy tất cả các cửa sổ đang hoạt động trên màn hình về chế độ Minimize và nằm gọn trên thanh Taskbar. Khi muốn mở lại các cửa sổ vừa làm lặn mất bạn chỉ cần bấm lại tổ hợp phím Windows + Shift + M.

6. Windows + Spacebar (nút cách chữ)

10 tổ hợp phím tắt hay trong Windows



Nếu bạn chỉ muốn nhìn qua màn hình Desktop hiện tại của mình 1 chút thì tổ hợp phím Windows + Spacebar thực sự hữu ích. Khi nhấn tổ hợp phím này (vẫn giữ phím Windows sau khi bấm Spacebar) bạn sẽ nhìn thấy toàn bộ màn hình nền của mình cho tới khi bạn nhả phím Windows trong tổ hợp phím ra thì mọi thứ là trở về trạng thái ban đầu. Tổ hợp phím này có tác dụng giống như khi bạn di chuột vào nút Show Desktop ở cạnh đồng hồ trong Windows 7 vậy.

7. Windows + Shift + phím mũi tên sang trái hoặc sang phải

10 tổ hợp phím tắt hay trong Windows



Tổ hợp phím này tỏ ra hữu ích đối với những máy tính sử dụng 2 màn hình. Khi bấm tổ hợp phím Windows + Shift + phím mũi tên sang trái bạn sẽ nhanh chóng chuyển một cửa sổ đang hoạt đông từ màn hình bên phải sang màn hình phía bên trái và tác dụng ngược lại khi nhấn cùng phím mũi tên sang phải.

8. Windows + 1, 2, 3, 4 ...

10 tổ hợp phím tắt hay trong Windows



Windows 7 được Microsoft cung cấp 1 tính năng tương đối thú vị đó là khả năng ghim 1 ứng dụng lên thanh Taskbar để có thể mở chúng nhanh chóng. Và để mở các ứng dụng này nhanh hơn, các bạn có thể bấm phím Windows kèm với số thứ tự của chương trình được đính trên Taskbar. Số thứ tự sẽ được tính từ trái sang phải với ứng dụng gần nút Start nhất sẽ là số 1 và kế đến là số 2, số 3...

9. Windows + T

10 tổ hợp phím tắt hay trong Windows



Nếu như sử dụng phím Windows cùng với những phím số sẽ giúp bạn mở nhanh các ứng dụng được ghim trên Taskbar, thì bạn sẽ phải làm sao để mở những ứng dụng đã được mở trước đó ? Chỉ cần nhấn tổ hợp phím WIndows + T là bạn có thể chuyển đến vị trí ứng dụng đang mở đầu tiên trên Taskbar, tiếp tục nhấn tổ hợp phím này 1 lần nữa để chuyển sang ứng dụng đang mở thứ 2, thứ 3...

10. Windows + Phím dấu cộng (hoặc trừ)

10 tổ hợp phím tắt hay trong Windows



Nếu mắt bạn hơi kém hoặc do màn hình máy tính để quá xa so với vị trí ngồi của bạn khiến bạn phải nheo mắt mỗi khi muốn nhìn những dòng chữ nhỏ trên màn hình. Thì với tổ hợp phím này bạn sẽ dễ dàng đọc được nhứng dòng chữ nhỏ bé đó mà không cần phải với người lại gần màn hình hay nheo mắt nữa. Khi sử dụng tổ hợp phím Windows + phím dấu cộng thì Windows sẽ phóng to màn hình vào vị trí con trỏ chuột đang chỉ, bấm thêm lần nữa để phóng to hơn nữa. Ngược lại, để thủ nhỏ bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Windows + phím dấu trừ và cũng nhấn nhiều lần để thu nhỏ hơn.

Hy vọng rằng với 10 thủ thuật dưới đây các bạn sẽ dễ dàng sử dụng cỗ máy tính của mình hơn trước một chút.

Link: http://thuthuat.easyvn.net/10-to-hop-phim-tat-hay-trong-windows.vn#ixzz1pHo7AJHP

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

GS.TS Bùi Chí Bửu: cánh đồng mẫu lớn -chiến lược lớn

ĐBSCL bắt đầu thu hoạch rộ lúa ĐX, có nhiều ý kiến khác nhau về giải pháp tạm trữ lúa gạo để đảm bảo việc tiêu thụ, giữ giá lúa của nông dân. NNVN đã có cuộc trao đổi với GS.TS Bùi Chí Bửu, Phó Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp VN, Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam xung quanh vấn đề này.
Diễn biến thị trường lúa gạo đầu năm 2012 có vẻ như không được thuận lợi cho các nước SX lúa gạo, ông nghĩ sao?
Hiện nay sản lượng lúa toàn cầu 700 triệu tấn/năm, nhưng thị trường lưu thông tiêu thụ rất hẹp, chỉ khoảng 30 triệu tấn gạo, tương ứng khoảng 60 triệu tấn lúa. Còn lại phần lớn là tiêu dùng tại chỗ, vì vậy thị trường tiêu thụ lúa gạo trở nên mỏng manh và nhạy cảm vô cùng. Những nước SX lúa gạo lớn nhất tập trung ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam…
Đâu là giá lúa gạo thật trên thị trường lúa gạo thế giới?
Trên thực tế thị trường lúa gạo thế giới đã có lúc giá ảo. Theo Hiệp hội lương thực thế giới (FAO) muốn đưa giá gạo trung bình về khoảng 300- 400 USD/tấn. Đó là do Liên hợp quốc muốn điều tiết các quốc gia SX lúa gạo mở kho dự trữ để kềm chế giá lúa gạo tăng. Và như đã nói, chính vì thị trường lúa gạo rất mỏng, chỉ lưu thông giao dịch 60/700 triệu tấn lúa.
Nhưng trên thị trường, gạo thơm vẫn giữ được giá, có phải đây là một hướng lựa chọn ?
Nếu chúng ta quay sang chạy theo thị trường gạo thơm, mỗi năm thị trường các nước NK chỉ có 2 triệu/30 triệu tấn gạo lưu thông. Gạo thơm có giá rất cao tựa như đi mua kim cương vậy. Nhưng có mấy người mua “kim cương”? Tôi cho rằng muốn đi theo con đường này gạo VN phải có uy tín, thương hiệu, chứ không phải chúng ta muốn làm bất cứ giá nào. Chúng ta đã thấy gạo thơm như mặt hàng cao cấp. Vài năm qua gạo thơm Thái Lan giá cao nên khách hàng chọn gạo thơm VN. Nếu chúng ta làm mất uy tín thì nguy cơ sẽ mất thị trường.
Trở lại vấn đề thực tại, giao dịch lúa tại ĐBSCL đang hiện lên mối lo lúa IR50404, ý kiến ông như thế nào về vấn đề này ?
Bộ NN- PTNT khuyến cáo lúa IR50404 này dưới 20% diện tích canh tác. Vấn đề này báo chí đã nói rất nhiều. Nếu trồng giống lúa này nhiều khả năng tiêu thụ giá thấp rất cao. Tôi đã cảnh báo từ năm ngoái khả năng Ấn Độ “bung kho” dự trữ.
Vụ lúa ĐX có 1,4 triệu ha, nếu 10% tương đương 140.000 ha, 20% khoảng 280.000 ha. Như thế nếu trồng một giống lúa nào chiếm trên 30% diện tích sẽ rất nguy hiểm. Có lúc giống lúa Jasmine trồng lên tới 350.000- 400.000 ha. Đây là giống lúa cho gạo thơm nhưng rất sợ nhiễm rầy. Với lúa IR50404 có lúc lên tới 40%, gần 600.000 ha.
Tôi cho rằng trên một cánh đồng cần có 1 giống chủ lực nằm xen kẽ những giống khác, nhưng những giống kia chiếm diện tích không nhiều. Trong SX lúa cần 4- 5 giống chủ lực, còn lại giống nhỏ lẻ. Đó là cơ cấu giống cực kỳ hay, vừa đa dạng và sâu bệnh giảm đi. Nếu trồng một loại giống sẽ đơn điệu về mặt di truyền SX, tiếp sau đó quá trình thâm canh, tăng vụ sâu bệnh sẽ “đánh chết”. Trên CĐML với 300- 500 ha trồng cùng một loại giống thì được.
Theo ông, với diễn biến thị trường gạo, các DN kinh doanh XK đã nắm rõ tình hình? Giải pháp căn cơ, chủ động lâu dài là gì?
Tất nhiên các DN hiểu rõ. Chủ trương thực hiện chương trình xây dựng CĐML của Bộ NN- PTNT là để DN liên kết đầu tư. Chiến lược nghiên cứu khoa học sắp tới cũng sẽ hướng thay đổi. Trước đây nghiên cứu phục vụ đối tượng là nông dân. Nhưng khi tiến tới SX hàng hóa lớn, nông dân “tự bơi” sẽ không nổi, vì vậy đối tượng liên kết trong nghiên cứu khoa học sắp tới sẽ là DN. Chỉ có DN mới đủ sức đẩy nông dân đi lên. Đó là hướng phát triển nông nghiệp đi lên theo hướng công nghiệp. Nếu trước kia chuyển giao ứng dụng KHKT xuống tới nông dân thì sắp tới sẽ chuyển giao cho DN thiết tha với phát triển nông nghiệp nước nhà.
CĐML là giải pháp hữu hiệu?
Theo VFA, gạo thơm đặc sản của VN có giá 780- 800 USD/tấn, gạo thơm thường 650-700 USD/tấn. Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu trên 400.000 tấn gạo thơm, cao nhất từ trước đến nay. Năm nay dự kiến đạt khoảng 500.000 tấn.
CĐML tuy thấy đơn giản nhưng là chiến lược lớn. Đất nước ta đang hướng tới trong hơn 12 năm nữa sẽ là một nước công nghiệp, vì vậy SX nông nghiệp phải tạo được đòn bẩy lớn. Trong đó DN đóng vai trò rất lớn trong đầu tư vào nông nghiệp, đẩy nền nông nghiệp đi lên mới khởi sắc được. CĐML là hình thức hợp tác hoàn toàn tự nguyện của nông dân. Cách thực hiện phù hợp với hiện trạng đồng ruộng nước ta. Dù có giới hạn mức hạn điền nhưng vẫn làm được. Nếu DN chịu bỏ vốn đầu tư vào và Nhà nước đã có cơ chế chính sách thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, SX một giống lúa trên một CĐML.
Tôi cho đây là chương trình khéo vận dụng thì gạo VN sẽ có thương hiệu. Quy trình canh tác đảm bảo an toàn, ND an tâm vì SX có đầu ra (giống như gạo Nhật của Cty Kitoku Sinryo (Nhật Bản) có thị trường ổn định). Đó là một bài học về giá thành SX thấp, nhưng năng suất đạt 6 tấn, giá bán ra trên 1 USD/tấn, lãi khoảng 8 cent/kg.
Xin cám ơn GS!
(Theo Báo NNVN)

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Giá lúa gạo tại An Giang ngày 7/4

Chi tiết giá lúa gạo các loại bán tại đồng và bán tại chợ của thị trường An Giang ngày 7/4 như sau:

Tên mặt hàng

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Giá bán tại chợ (đồng)

- Lúa Jasmine

kg

6.700 - 6.900

-

- Lúa IR 50404

kg

5.650 - 5.700

-

- Lúa OM 2514

kg

5.800 - 6.100

-

- Lúa OM 1490

kg

5.800 - 6.100

-

- Lúa OM 2517

Kg

5.800 - 6.100

-

- Lúa OM 4218

kg

5.800 - 6.100

-

- Lúa OMCS 2000

kg

6.100 - 6.200

-

- Lúa VNĐ-95-20

kg

5.800 - 6.100

-

- Nếp vỏ (khô)

kg

7.900 - 8.300

-

- Nếp vỏ (tươi)

Kg

5.400 - 5.800

-

- Gạo Jasmine

kg

-

12.500 - 14.000

- Gạo Nàng nhen

kg

-

11.000 - 12.000

- Gạo Sóc

Kg

-

13.000

- Gạo thường

kg

-

9.500 - 10.500

- Gạo CLC

kg

-

11.000 - 12.500

- Gạo thơm Thái hạt dài

kg

-

13.000 - 14.000

- Cám

kg

-

5.000 - 6.500

Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang