Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

PHÒNG TRỊ BỆNH LÉP VÀNG

I. Mức độ xuất hiện trên đồng ruộng:
Xuất hiện rải rác hoặc theo từng vệt, dọc theo lối đi trong ruộng.
II. Tình trạng ruộng lúa:
Ruộng được bón phân đạm cao có bệnh nặng hơn các ruộng rải phân đạm theo nhu cầu cây lúa.
III. Tác nhân gây bệnh
Bệnh bắt đầu thể hiện trên bông lúa từ giai đoạn ngậm sửa đến vào chắc. Trên bông lúa có nhửng nhánh gié đứng thẳng trong khi các nhánh gié khác cong xuống. Các nhánh gié mắc bệnh (đứng thẳng) có mang nhiều hạt bị lép, nhưng vỏ trấu vẫn giữ máu sắc bình thường, không bị lem. Khi bông lúa chín, vỏ trấu của các hạt lép nầy vẫn có màu vàng.

Tách vỏ trấu của hạt lép vàng quan sát phôi nhủ hạt lúa: Nếu phôi nhủ có vết đen hoặc nâu: do vi khuẩn Pseudomonas sp. gây ra. Nếu phôi nhủ không có vết bệnh: bệnh có thể do nấm Gibberella fujikuroi (Fusarium moniliform) (gây bệnh lúa von) xâm nhiễm ở giai đoạn muộn gây ra.
IV. Cách chữa trị:
Bệnh do vi khuẩn gây ra sẽ lây lan thêm ra rất nhanh dọc theo đường đi, nếu không chữa trị. Trường hợp nầy cần pha nước vôi 10%, lấy nước trong phun lên ruộng lúa 2 lần cách nhau 4-5 ngày. Bệnh do nấm sẽ không lây lan thêm và cũng không có cách chữa trị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét