Bệnh Hại

 I. BỆNH HẠI LÚA:
Hình
Đặc điểm và Triệu chứng gây hại
Thuốc sử dụng
1. BỆNH ĐẠO ÔN (CHÁY LÁ)
Do nấm. Vết bệnh có dạng hình thoi (mắt én), ở giữa màu xám trắng, xung quanh có viền nâu. Bệnh nặng làm lá bị cháy khô, cây lúa lụi và chết. Trên cổ bông (cổ gié) hoặc nhánh gié có vết bệnh màu nâu sậm hoặc đen làm cho bông, gié bị lép, lửng hoặc gãy gục.
Rocksai Super 425WP
Rocksai Super 525SE
Ricesilk 700WP
Cittizen 75WP
2. BỆNH ĐỐM NÂU
Do nấm. Vết bệnh trên lá có dạng tròn hay bầu dục, màu nâu.
Cure Supe 300EC
BigRorpRan 600WP
Hexado 155SC
3. BỆNH ĐỐM VẰN (UNG THƯ)
Do nấm. Bệnh tấn công trên bẹ lá rồi lan dần lên phiến lá và bông lúa, tạo thành những vết đen vằn loang lổ. Bệnh nặng làm cây lúa cháy khô, không trổ thoát đòng.
Cure Supe 300EC
Hexado 155SC
BigRorpRan 600WP
4. BỆNH VÀNG LÁ (CHÍN SỚM)
Do nấm. Vết bệnh trên lá có hình bầu dục, màu vàng cam rồi kéo sọc theo gân lá về hướng chóp lá. Bệnh nặng làm lá khô sớm trước khi lúa chín.
Cure Supe 300EC
Hexado 155SC
Tracomix 760WP
5. BỆNH CHÁY BÌA LÁ (BẠC LÁ)
Do vi khuẩn. Vết bệnh xuất hiện ở chóp lá hay mép lá có màu vàng nhạt, sau đó phát triển dọc theo gân lá tạo thành vệt dài, cháy khô, gợn sóng.
Physan 20L
Active Novate 1SP
6. BỆNH THỐI THÂN
Do nấm. Bệnh bắt đầu từ bẹ lá lúa gần mặt nước. Bệnh làm cho bẹ lá và đốt thân bị thối, chồi lúa bị gãy.
Physan 20L
Cure Supe 300EC
BigRorpRan 600WP
7. BỆNH LEM LÉP HẠT
Do nhiều loại nấm gây ra. Trên vỏ trấu có những vết nâu, xám tro hay xám đen. Bệnh nặng làm hạt lúa bị lép, lửng, giảm phẩm chất gạo.
Cure Supe 300EC
BigRorpRan 600WP
Hexado 155SC
Tracomix 760WP
8. BỆNH THỐI BẸ LÁ CỜ
Do nấm. Vết bệnh trên bẹ lá cờ có hình dạng bất thường, màu nâu xám. Bệnh làm cho bông lúa không trổ thoát và bị lép nhiều.
Cure Supe 300EC
BigRorpRan 600WP
Hexado 155SC
9. BỆNH VÀNG LÙN
Do virus truyền qua rầy nâu chích hút.
Triệu chứng:
- Cây lúa vàng, thấp lùn, còi cọc.
- Biểu hiện trên lá: lá bị vàng từ chóp lá lần vào đáy lá, lá bên dưới bệnh trước, lan dần lên lá bên trên của chồi lúa.
- Trong một bụi lúa có thể có một vài chồi mắc bệnh, các chồi khác vẫn khỏe.
- Rễ của cây lúa nhiễm bệnh bình thường, không bị thối.
- Bệnh nặng lúa có thể chết trên diện rộng.
Comcat 150WP
Phun khi ruộng vừa nhiễm bệnh, tỷ lệ bệnh dưới 10%. Phun lặp lại lần 2 sau 5 ngày.
Phun ngừa:
Lần 1: từ 10 - 15 ngày SKS.
Lần 2: giai đoạn đẻ nhánh tối đa từ 50 - 60 ngày SKS.
Comcat 150WP
Phun khi ruộng vừa nhiễm bệnh, tỷ lệ bệnh dưới 10%. Phun lặp lại lần 2 sau 5 ngày.
Phun ngừa:
Lần 1: từ 10 - 15 ngày SKS.
Lần 2: giai đoạn đẻ nhánh tối đa từ 50 - 60 ngày SKS.
10. BỆNH LÙN XOẮN LÁ
Do Virus truyền qua Rầy nâu chích hút. Triệu chứng:
- Cây thấp lùn, còi cọc.
- Lá bị xoắn có màu xanh tối, mép lá bị rách hình răng cưa, gân lá bị sưng to.
- Cây lúa bị bệnh có màu xanh đậm hơn cây bình thường.
- Cây lúa bị nhiễm bệnh ở giai đoạn làm đòng thì lá cờ ngắn và xoắn lại, bông lúa bị trổ nghẹn, xoắn, hình thành u bướu trên nhánh bông. Hạt bị lép và lửng nhiều.


BỆNH HẠI CÂY SẦU RIÊNGVÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Hình
Đặc điểm & Triệu chứng gây hại
Thuốc sử dụng

1. Thối cuống, thối trái
Do nấm. Bệnh phát triển lây lan mạnh qua lá, cuống trái và trái trong điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều tạo ra những đốm thối nhũn màu nâu. Vết thối trên trái mở đường cho một số nấm gây hại làm thối nâu phần thịt trái và rụng trái.
Actinovate 1SP
Tracomix
2. Thối trái
Do nấm. Triệu chứng: thối cuống trái, thối đốm nâu trái, thối thân xì mủ, thối rễ gây ra hiện tượng lá vàng úa, sinh trưởng kém, loét và thối cành.
Actinovate 1SP
Physan 20L
3. THÁN THƯ
Do nấm. Bệnh thường xuất hiện ở khoảng giữa tán lá trở xuống. Trên lá vết bệnh có màu nâu đỏ, bao quanh bỡi những vòng đồng tâm màu nâu sậm, thường bắt đầu từ chóp hay mép lá lan dần vào trong. Bệnh nặng làm lá khô cháy và rụng, cành trơ trụi.
Cure Supe 300EC
Physan 20L
Hexado 300SC
4. THỐI GỐC CHẢY NHỰA
Do nấm. Bệnh xuất hiện ở phần thân gần mặt đất, làm chảy nhựa màu nâu đỏ, lớp gỗ bên trong cũng bị hóa nâu. Bệnh nặng làm nhánh bị rụng lá, cây chết khô.
Actinovate 1SP
Physan 20L
5. THỐI HOA
Do nấm. Vết bệnh có màu nâu sáng, hơi lõm xuống. Lúc đầu bệnh tấn công hai mảnh vỏ bao quanh hoa sầu riêng, rồi sau lan dần vào cánh hoa làm hoa bị thối và rụng.
BigRorp Ran 600WP
Cure Supe 300EC
Actinovate 1SP
Tracomix 760WP
6. CHÁY LÁ
Do nấm. Vết bệnh có hình dạng bất kỳ, màu xám nhạt với rìa chung quanh màu nâu tối, lá kém phát triển, co lại rồi rụng. Lá, cành gần mặt đất dễ bị nhiễm bệnh.
BigRorpRan 600WP
Cure Supe 300EC
Hexado 300SC
Actinovate 1SP
7. ĐỐM RONG
Do rong. Rong có thể tấn công lá, thân và cành. Vết bệnh là những đốm tròn, màu nâu đỏ hơi nhô lên trên bề mặt lá với lớp rong mịn như nhung. Ở mặt dưới có thể nhìn thấy sợi rong và mô lá bị hư.
Physan 20L


BỆNH HẠI CÂY CHÔM CHÔM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Hình
Đặc điểm & Triệu chứng gây hại
Thuốc sử dụng

1. PHẤN TRẮNG
Do nấm. Bệnh tấn công cả lá, hoa, trái. Trái bị bệnh đóng một lớp phấn trắng trên vỏ trái, sau đó gai bị khô, vỏ bị thối nâu. Trái bị bệnh kém phát triển dễ bị rụng, cơm mỏng hoặc lép.
Cure Supe 300EC
Hexado 300SC
Tracomix 760WP
Actinovate 1SP
2. THỐI TR ÁI
Do nấm. Bệnh gây hại trên trái chôm chôm từ giai đoạn già đến chín. Vỏ trái xuất hiện những đốm màu nâu sậm, lan nhanh và ăn sâu vào trong làm trái bị thối nhũn.
Cure Supe 300EC
Hexado 300SC
Actinovate 1SP
Tracomix 760WP

3. ĐỐM RONG
Do rong. Bệnh thường xuất hiện ở mặt trên lá, là những đốm tròn, màu nâu đỏ hơi nhô lên trên bề mặt lá với lớp rong mịn như nhung; mặt dưới vết bệnh có màu nâu nhạt đến sậm do mô lá bị hư. Bệnh nặng làm lá vàng, rụng sớm.
Physan 20L



II. BỆNH HẠI CẢI:
Bệnh cháy lá, bả trầu

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Đây là bệnh khá phổ biến trên cải bắp, bệnh này làm cháy lá và giảm trọng lượng bắp.
Bệnh thường gây hại từ bìa lá lan vào trong, vết bệnh thường có dạng hình tam giác, đỉnh tam giác là gân lá.
Vết bệnh có màu nâu đỏ, vết bệnh cũ có màu nâu vàng, thời tiết ẩm độ cao vết bệnh nhũn ra, khô vết bệnh khô giòn.
Bệnh nặng làm lá rụng sớm, cây phát triển kém, bắp nhỏ và nhẹ, chẻ thân ra ta sẽ thấy mạch nhựa có màu đen, đôi khi làm cuốn không chặc hoặc không cuốn bắp.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. campestris gây ra.
ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN BỆNH
Mầm bệnh lưu tồn trong hạt giống, xác cây bệnh nhưng không thể tồn tại trong đất sau khi xác cây đã phân huỷ.
Các vết thương như các sẹo lá, vết thương do côn trùng, vết thương cơ học, vết bệnh do các mầm bệnh khác, v.v... là các cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập.
Bệnh nhiễm nặng hơn trong điều kiện có mưa và nhiệt độ cao và có thể lây nhiễm từ cây bệnh sang cây mạnh trong khi vận chuyển sau thu hoạch hoặc trong khi tồn trữ.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Ruộng bị bệnh nặng nên luôn canh với các loại cây khác họ thập tự trong 3 năm.
- Xử lý hạt với nước nóng 520C trong 30 phút trước khi gieo.
- Cắt và tiêu huỷ các lá bị bệnh, cắt tỉa các lá già bên dưới.
- Không nên tưới nước vào buổi chiều khi ruộng đã nhiễm bệnh.
- Phun thuốc khi bệnh gây hại: Copper Zinc 85 WP 0,5%, Starner 20 WP với liều lượng
15 - 30 cc/8 lít.



Bệnh thối nhũn (tiêm cùi)


TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường gây hại nặng giai đoạn từ cuốn bắp trở về sau.
Bệnh thường tấn công từ rễ hoặc lá già nên rất khó phát hiện, ta có thể phát hiện bệnh được sớm nhờ một số lá có triệu chứng héo chóp lá vào buổi trưa và tươi lại vào buổi chiều.

Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT
Vết bệnh thường nhỏ nhũn, nước có màu nâu hoặc đen, sau đó vi khuẩn xâm nhập vào mạch nhựa đi vào thân cây làm thối mềm phần trong của cây, sau đó làm thối cả bắp, có mùi thối đặc trưng. Bệnh nặng làm cả cây bị thối mềm ra.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do vi khuẩn Erwinia carotovora var. carotovora gây ra.
ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH
Vi khuẩn lưu tồn trong xác bã thực vật, tàn dư cây trồng và xâm nhập qua các vết thương như các sẹo lá, vết thương do côn trùng, vết thương cơ học, vết bệnh do các mầm bệnh khác, v.v...
Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều. Những ruộng thoát nước kém, bón thừa phân đạm thường bị bệnh nặng hơn.
Bệnh có thể lây nhiễm từ cây bệnh sang cây mạnh trong khi thu hoạch và vận chuyển sau thu hoạch hoặc trong khi tồn trữ.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Không trồng dày trong mùa mưa, lên luống cao để thoát nước nhanh, không bón nhiều phân đạm, tránh gây tổn thương cho cây.
- Luân canh hoặc hưu canh 2 - 3 năm trên ruộng bị nhiểm nặng.
- Nhổ và tiêu huỷ cây bị bệnh để tránh lây lan.
- Phun thuốc Copper Zinc 85 WP (0,4%), Kasuran 50 WP, Kasumin 2 L, Rovral 50 WP (0,2%), Starner 20 WP khi bệnh mới chớm xuất hiện.
- Cắt bỏ lá già và bôi thuốc vào vết cắt.


Bệnh thối bắp (da lợn)

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường phát triển vào giai đoạn cuốn bắp đến thu hoạch. Nhất là khi thời tiết có ẩm độ cao. Bón nhiều phân đạm.
Nấm bệnh thường lan từ mặt đất lên trên, lúc đầu là những chấm nhỏ mất màu, sau đó nhũn nước và gây thối bắp cải từng lớp, từ trên xuống, vào sáng sớm khi có ẩm độ không khí cao ta thấy có lớp tơ màu trắng bao phủ vết bệnh.

(Nguồn: T.C. Wang, AVRDC )
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Rhizoctonia solani gây ra.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Trồng thưa vừa phải.
- Tỉa bỏ các lá gốc tạo điều kiện thoáng khí.
- Không nên tưới nước vào buổi chiều mát hoặc bón nhiều phân đạm khi cây cuốn bắp.
- Không dùng nước ở mương lục bình tưới cho cải.
- Phun thuốc Copper B 75 WP, VALIDAN, Appencarb, Bonanza 100 SL ... nồng độ 0,2 - 0,4% khi cây bị bệnh.


Bệnh đốm lá

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Đây là bệnh khá phổ biến trên cải bắp.
Vết bệnh hình tròn, có màu tím đậm sau đó chuyển thành màu nâu, có viền màu vàng hoặc nâu đen, vết bệnh già có màu đen, đôi khi thấy có lớp bột màu đen che phủ trên bề mặt vết bệnh.
Bên trong vết bệnh lớn đôi khi có các vòng đồng tâm hơi lõm xuống.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Alternaria spp. gây ra. ( Alternaria brassicicola; A. brassicae; A. raphani.)

(Nguồn: T.C. Wang, AVRDC )
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Trồng cải theo đúng khoảng cách.
- Tránh tưới quá đẫm khi cây đã lớn và khi trời mát.
- Phun thuốc Copper B 75 WP, Score 250 EC, ... nồng độ 0,2 - 0,4% khi bệnh gây hại đến năng suất.
- Bón phân cân đối.


Bệnh thối gốc có tơ

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Đây là bệnh tương đối hiếm trên cải bắp, nhưng lại khá phổ biến trên các loại cải khác.
Vết bệnh là những đường tròn đường kính vết bệnh thay đổi. Bệnh gây hại khi nhiệt độ hơi ấm và sát mặt líp. Vết bệnh từ đó xâm nhập vào thân và phát triển tạo thành lớp tơ trắng trên các lá bên dưới, đôi khi lan đến cả lá ngọn. Các lá bị bệnh mềm rũ và sau đó héo đi lá vàng úa, cây phát triển kém.

(Nguồn: Nguyễn Thị Nghiêm, ĐHCT)
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Sclerotium sp. gây ra.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Tránh bón quá nhiều phân rác mục ở lớp mặt của líp.
- Không nên trồng quá dày, và tưới ẩm vào chiều mát.
- Phun thuốc Copper B 75 WP, Validan 5 DD, Appencarb super 50 FL, Bonanza 100 SL, ... nồng độ 0,2 - 0,4% khi bệnh gây hại cho cây trồng.

II. BỆNH HẠI CÀ CHUA

Bệnh thán thư

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa hoặc trong ruộng tưới nhiều nước.
Bệnh thường gây hại trên trái đang hoặc đã chín, đôi khi trên trái già khi có mưa nhiều hoặc ẩm độ không khí cao.

(Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT ) (Nguồn: T.C. Wang, AVRDC )
Đốm bệnh lúc đầu hình tròn, úng nước, hơi lõm xuống. Sau đó đốm bệnh lan dần ra, có đường kính 0,5 - 2 cm, tâm vết bệnh có màu nâu đen, viền màu nâu xám.
Bên trong vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm, và có những chấm nhõ li ti màu đen nhô lên.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Colletotrichum phomoides (Sacc.) Chester gây ra.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Thu gom và tiêu hủy các trái bị bệnh.
- Chọn giống ít nhiễm bệnh hoặc tránh cây cho trái vào lúc mưa nhiều.
- Trồng thưa và làm giàn chống đỡ tạo sự thoáng khí cho cây.
- Phun trị bằng thuốc Copper B 75 WP, FOLPAN 50SC, Appencarb ... 0,2 - 0,4% khi bệnh gây hại.


Bệnh héo rũ

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường gây hại trên cây đã trưởng thành hoặc đang mang trái.
Đầu tiên là các lá ngọn bị héo vào buổi trưa, và tươi lại vào buổi chiều mát, sau vài ngày cây bệnh chết hẳn không còn khả năng hồi phục.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nhiều tác nhân gây ra.
Nếu cây chết nhanh và ta quan sát ở gốc nơi mặt đất thấy thân cây tóp nhỏ lại và đôi khi có lớp tơ mỏng màu trắng bao phủ là do nấm Fusarium oxysporum, Fusarium sp. . Các lá già khi cây chết có màu vàng và khô.

(Nguồn: T.C. Wang, AVRDC )
Nếu cây chết chậm hơn, quan sát phần gốc cây vẫn bình thường, nhổ cây lên tách phần vỏ ra ta thấy có những sọc đen chạy dọc theo thân là do vi khuẩn Pseudomonas solanacaerum Smith làm nghẽn mạch nhựa.

Triệu chứng héo rũ, vi khuẩn tuôn ra từ mạch nhựa (Nguồn: T.C. Wang, AVRDC )
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Đối với vi khuẩn, nhổ và tiêu hủy cây bị bệnh, dùng vôi bột hoặc Copper zinc 85 WP rãi vào đất nơi cây đã nhổ và trộn đều. Khi cây mới chớm bệnh có thể phun Kasumin 0,2 - 0,5%, Starner 20 WP.
- Đối với nấm nên phát hiện sớm, phun thuốc ngừa hoặc trị bằng Copper B 75 WP, Carban 50 SC,.. với nồng độ 0,2 - 0,4%. Ngoài ra có thể tưới thuốc sinh học Trichoderma.


Bệnh thối gốc có tơ và thối trái có hạch

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường tấn công trong điều kiện ẩm độ cao.
Khi bệnh tấn công, ta thấy cây bị héo và chết rất nhanh.
Bệnh thường tấn công ở vùng gốc sát mặt đất, vết bệnh thường được bao phủ một lớp tơ dày màu trắng, phần vỏ cây nơi vết bệnh bị thối nhũn.

(Nguồn: T.C. Wang, AVRDC ) (Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT )
Ở trái bệnh thường tấn công giai đoạn trái già đến chín và tấn công từ dưới lên, chỉ tấn công những trái sát mặt đất làm trái bị thối mềm và có lớp tơ màu trắng bao phủ và đôi khi ta thấy có hạch nấm màu nâu đỏ đến đen.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Sclerotium sp. gây ra.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Làm giàn chống đở cho cây, làm cỏ liếp, tạo điều kiện thoáng khí cho cây.
- Tránh tưới nước vào chiều mát.
- Phun thuốc Anvil 5 SC, Validacin 3 L, Rovral 50 WP, Appencarb supper 50 FL, Benlate 50 WP, Copper B 75 WP, Bonanza 100 SL, ... với nồng độ 0,2 - 0,5% khi thấy bệnh xuất hiện gây hại.


Bệnh mốc đen lá

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường gây hại trên lá già và ở mặt dưới lá. Sau đó bệnh lan dần lên các lá trên. Vết bệnh lúc đầu nhỏ tròn, sau đó lan dần ra bất động, làm bên dưới mặt lá có màu đen, bệnh nặng làm toàn bộ lá có lớp bụi đen, lá bị vàng và rụng.

(Nguồn: T.C. Wang, AVRDC )
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Cladosporium fulvum gây ra.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Trồng các giống mới kháng bệnh.
- Tạo điều kiện thông thoáng cho ruộng cà.
- Tiêu hủy các cây bị bệnh.
- Phun trị bằng các loại thuốc Copper B 75 WP, TOPAN 70 WP, Score 250 EC, Tilt 250 EC, ... nồng độ 0,2 - 0,4%


Bệnh mốc sương (héo muộn)

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ thấp và ẩm độ cao.
Bệnh gây hại trên thân, lá và trái.

(Nguồn: T.C. Wang, AVRDC )
Vết bệnh lúc đầu có màu xanh đậm như úng nước, sau đó vết bệnh có màu nâu đen, vết bệnh lớn dần, nếu trời ẩm trên bề mặt lớp bệnh có lớp tơ màu trắng bao phủ, bệnh nặng sẽ làm thối nhũn, nếu thời tiết khô, vết cũng khô dòn dễ vỡ.
Trên trái bệnh thường gây hại ở vùng cuống trái, và thường làm trái dễ rụng.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Phytophthora infestans gây ra
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Tránh canh tác trong mùa mưa.
- Tạo điều kiện thông thoáng cho ruộng cà.
- Không trồng liên tục nhiều vụ hoặc nhiều năm trên cùng một ruộng.
- Áp dụng Ridomil Gold, Copper Zinc theo khuyến cáo.


Bệnh héo cây con

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường gây hại trong điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ cao.
Bệnh thường gây hại cây con trong vườn ươm hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi.
Vết bệnh thường gây hại ở phần gốc ngay trên mặt đất, nấm tấn công vào gốc làm gốc cây bị thối nhũn và cây bị gãy gục, phần cây bên trên vẫn còn tươi xanh. Sau khi cây gãy gục phần trên mới bị héo đi.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Rhizoctonia solani gây ra
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Sử dụng phân chuồng hoai mục làm bầu cây con.
- Trộn thuốc vào đất làm bầu để khử mầm bệnh.
- Phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B 75 WP, Appencarb super 50 FL, Bonanza 100 DD,... nồng độ 0,2 - 0,5%.


III. BỆNH HẠI ỚT:

Bệnh thán thư ớt

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa và có nhiệt độ cao, mùa nắng bệnh ít gây hại hơn.
Bệnh thường gây hại từ già đến chín, nếu giống mẫn cảm bệnh gây hại cả trên trái non.

Triệu chứng thán thư trái (Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT)
Vết bệnh lúc đầu là những đốm tròn có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần có hình tròn hoặc bầu dục, vết bệnh lõm xuống có màu vàng nhạt đến trắng xám hoặc đen.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Nếu vết bệnh có màu trắng trắng xám, bên trong có nhiều vòng đồng tâm nhô lên và có màu vàng nhạt, trên đố có những chấm nhỏ li ti màu vàng do nấm Colletotrichum spp. gây ra (Colletotrichum gloeosprioides; C. capsici; C. acutatum; C. coccodes).

(Nguồn: Nguyễn Thị Quế Phương, ĐHCT)
Nếu vết bệnh có màu đen không có nhiều vòng đồng tâm, trong vết bệnh có nhiều chấm nhỏ li ti màu đen, và chỉ gây hại trên trái chín mà thôi, do nấm Volutella sp. gây ra.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Nấm tồn tại trong tàn dư thực vật, thu hái các trái bệnh đem thu huỷ.
- Luân canh, không trồng cây họ cà ớt trong vòng 2 - 3 năm.
- Chọn giống kháng bệnh, tăng cường bón thêm phân chuồng hoai mục cho ruộng ớt.
- Tránh trồng ớt trong mùa mưa.
- Phun thuốc Copper B 75 WP, Score 250 EC, Appencarb, FOLPAN 50SC, ... nồng độ 0,2 - 0,5% khi bệnh gây hại.


Bệnh đốm trắng lá
TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ đến lá già.

(Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT ) (Nguồn: T.C. Wang, AVRDC )
Vết bệnh lúc đầu nhỏ có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần vết bệnh có màu trắng, viền màu nâu đậm. Bệnh nặng làm cho lá rụng sớm, giảm năng suất, trái nhỏ. Bệnh ít hoặc không tấn công trên trái.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Cercospora capsici gây ra.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Khi thấy bệnh nặng phun thuốc Copper B 75 WP, Score 250 WP, FOLPAN 50SC ... nồng độ 0,2 - 0,4%.


Bệnh héo tươi

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh gây hại nặng ở vùng trồng ớt trong suốt mùa mưa trong vùng khí hậu nhiệt đới.
Bệnh xãy ra rãi rác trên từng cây hoặc từng nhóm cây ở giữa ruộng. Triệu chứng đầu tiên trên cây già các lá bên dưới bị héo nhẹ; nhưng ở cây con thì các lá non bị héo trước. Sau vài ngày cây bất thình lình héo nhanh nhưng lá không vàng.

(Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT ) ( Dịch vi khuẩn thoát ra từ gốc thân; T.C. Wang, AVRDC )
Chẻ thân ở phần gốc và rễ ta thấy các mạnh nhựa biến thành màu xám đất đến nâu nếu nhúng phần bị cắt vào nước ta sẽ thấy dong vi khuẩn tuôn ra có màu trắng sửa.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Lên líp cao thoát nước tốt, bón vôi.
- Luân canh không trồng họ cà ớt trên ruộng bị nhiễm nặng 2 - 3 năm.
- Tưới nước Copper zinc 85WP, Starner 20WP... 0,5 - 1% vào gốc cây mới bị bệnh.
- Nhổ và tiêu huỷ các cây bị bệnh nặng để tránh lây lan.


Bệnh thối đọt non

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa hoặc gặp khi thời tíêt ẩm có nhiệt độ khá cao.
Bệnh thường gây hại trên hoa, chồi hoa, hoặc các nhánh non của cây.

(Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT ) (Nguồn: T.C. Wang, AVRDC )
Mô cây nơi bị nhiễm bệnh co màu nâu đen đến đen, và nấm lan nhanh xuống phần dưới, làm phần đọt bị chết và thối mềm ra. Trong điều kiện ẩm độ cao nơi phần bị thối ta thường thấy có tơ nấm màu trắng và tận cùng có phình tròn màu đen.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Choanephora cucurbitarum gây ra.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Không trồng ớt quá dày, làm cỏ tạo cho ruộng ớt thông thoáng.
- Tránh trồng ớt vào mùa mưa.
- Liếp phải cao và thoát nước tốt.
- Không tưới nước quá đẩm vào chiều mát khi có bệnh xuất hiện.
- Phun thuosc Score 250 EC, FOLPAN 50SC ... nồng độ 0,2 - 0,5% khi bệnh gây hại nặng.


Bệnh khảm

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường gây hại ở giai đoạn cây ra hoa kết trái trở về sau, bệnh gây hại nặng trong mùa nắng nóng và nhẹ trong mùa mưa.

(Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT ) (Nguồn: T.C. Wang, AVRDC )
Bệnh thường làm lá đọt nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn, cây trở nên giòn dễ gãy. Bệnh nặng cây còi cọc, hoa bị vàng nhỏ và rụng, cây rất ít trái, trái nhỏ và vặn vẹo. Cuối cùng cây có thể bị chết.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do virus gây ra; côn trùng chích hút như rầy mềm, bù lạch là vector truyền bệnh.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Không sử dụng nguồn giống ở những ruộng bị bệnh.
- Bón phân cân đối và tăng cường thêm lượng phân chuồng hoai mục để tăng khả năng chống chịu được bệnh.
- Phun thuốc trừ nhóm côn trùng chích hút bằng thuốc ACTARA 25WG, VERTIMEC 1.8 ND.


Bệnh mốc xám
TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường gây hại trên trái, nhất là trái non của ớt, dưa leo và mướp.
Trái thường bị thối từ chớp trái thối lên, trên vùng thối, bào tử nấm tạo thành lớp mốc xám. Trái bị thối khô tóp lại.

(Nguồn: T.C. Wang, AVRDC )
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Botrytis cinerea Persoon. Bào tử lây lan theo gió, mưa. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Loại bỏ các trái bệnh để tránh lây lan.
- Phun ngừa bằng TOPAN 70 WP (0,05 - 0,1%).

IV. BỆNH HẠI DƯA BẦU BÍ:

Bệnh đốm lá, chảy nhựa thân
TRIỆU CHỨNG BỆNH
Đây là bệnh khá quan trọng và thường gây ra hiện tượng ”chạy dây” nhất là trên dưa hấu. Nông dân thường gọi là bệnh ”bã trầu”. Bệnh thường xuất hiện trên dưa hấu, dưa gang và dưa leo.
- Trên dưa hấu:
Trên lá: đốm bệnh không đều đặn và lan rộng dần, kích thước khoảng 1-2 cm hoặc lớn hơn, lúc đầu là đốm úng nước, sau đó sẽ khô lại và có màu nâu nhạt. Bệnh thường xuất hiện từ bìa lá lan vào, theo những mảng hình vòng cung, trong đó có các vòng đồng tâm nâu sậm, sau đó, đốm có màu nâu đen với các vòng đen đồng tâm, lá bị cháy. Tâm vết bệnh có nhiều bào nang có miệng, còn được gọi là quả thể (thể sinh sản hữu tính của nấm gây bệnh là perithecia) tạo thành các đốm đen bằng đầu kim.

Triệu chứng nứt thân chảy nhựa dưa hấu (Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT)
Trên thân: nhất là trên nhánh thân có hình bầu dục, màu xám trắng, kích thước khoảng 1 - 2 cm, đốm hơi lõm, làm khuyết một bên thân hay nhánh. Trên vùng bệnh, nhựa màu nâu đỏ ứa ra thành giọt, sau cùng đổi thành màu nâu đen và khô cứng lại. Nơi vùng bệnh, vỏ thân có thể bị nứt nẻ, trên đó cũng có mang nhiều quả thể nấm màu đen và nhỏ. Bệnh làm héo dây hay héo nhánh.
Trên trái: lúc đầu có những đốm nhũn nước, sau đó, đốm bệnh khô, có màu nâu và bị nứt nẽ.
- Trên dưa leo:
Trên lá: có những vết bệnh to, màu trắng xám, có dạng tròn hoặc dạng góc cạnh không đều. Vết bệnh có viền màu nâu nhạt, xuất hiện nhiều ở bìa lá.
Trên thân: có nhiều vết màu trắng xám xuất hiện ở các đốt thân dưa và sau đó, phần trên của đốt bị chết khô.
Bệnh lây lan nhanh, nếu không trị bệnh kịp thời, cả ruộng có thể bị cháy.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Mycosphaerella melonis (Passerini) Chui và Walker (M. citrullina (C. O. Smith) Grossenbacher).
Mầm bệnh có thể lây lan ở hai dạng sinh sản: vô tính và hữu tính.
Ở giai đoạn sinh sản vô tính, có các túi đài (pycnidia) màu đen, hình cầu với đường kính thay đổi khoảng 60 - 330 micron, chúng được thành lập ngay trên bề mặt mô ký chủ.
Túi đài chứa các đính bào tử (conidia), mỗi đính bà tử có 1 - 2 tế bào dạng hình thoi, kích thước 4 - 14 x 1,5 - 7 micron.
Ở giai đoạn sinh sản hữu tính, có các bao nang có miệng, màu đen và dạng hình cầu, đường kính 90 - 230 micron. Bên trong bao nang có chứa nhiều nang (asci).
Nang có hình trụ, không có màu, mọc thành chùm, kích thước 55 - 88 x 6 - 12 micron. Bên trong nang là nang bào tử (ascospores), nang bào tử có hình cái thoi, không màu và gồm hai tế bào, kích thước nang bào tử 8 - 15,5 x 4,5 - 9 micron.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Tiêu hủy các cây bệnh và sau mỗi mùa vụ nên hủy bỏ các dư thừa thực vật.
- Khử khô hạt giống.
- Phun TOPAN nồng độ 0,05 - 0,1% hay phết thuốc vào ngay vết bệnh. Có thể dùng Copper B phun cả cây hoặc phết thuốc lên vết nứt trên thân.


Bệnh thối rễ, héo dây
TRIỆU CHỨNG BỆNH
Trên dưa hấu, bệnh thường xãy ra ở giai đoạn cây có trái non trở về sau. Trong thực tế sản xuất, bệnh thường gây chết cây vào giai đoạn dưa đã đậu trái.
Cả cây dưa bị héo chết, thường ngọn có hiện tượng rủ trước vào buổi trưa và tươi tốt lại buổi chiều hay sáng sớm. Triệu chứng héo từng phần sẽ xãy ra trong vài ngày đồng thời với hiện tượng kể trên, sau đó, triệu chứng héo được lan ra cả cây, cây chết.
Trước khi héo, cây có thể có triệu chứng lá có màu xanh vàng từ các lá gốc lan dần lên các lá trên.

(Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT ) (Nguồn: T.C. Wang, AVRDC )
Ở giai đoạn đầu của bệnh, khi chỉ có những lá dưới bị vàng héo, mặt ngoài và bên trong thân có màu nâu với lớp mốc trắng và chất nhựa nhờn xuất hiện ở từng phần thân.
Đặc điểm để nhận diện bệnh là khi chẻ dọc gốc cây ra, bên trong thấy mô bị biến màu nâu đỏ. Ở cây đã bị nhiễm bệnh lâu, quanh gốc có đóng lớp bào tử màu hồng của nấm gây bệnh. Rễ bị thối và có màu mật ong.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Fusarium oxysporum Schlechtendahl.
Loài nấm này có nhiều dạng gây hại chuyên biệt trên các cây khác nhau, được gọi là các forma specialis (f. sp.). Ở họ Cucurbitaceae, có F. oxysporum f. sp. niveum Snyder và Hansen gây bệnh trên dưa hấu; F. oxysporum f. sp. melonis gây bệnh trên dưa gang; F. oxysporum f. sp. cucurmerinum Owen gây bệnh trên dưa leo.
Bào tử của nấm bệnh có hai dạng:
- Đại đính bào tử (macro-conidia) có hình lưỡi liềm, không màu, gồm 2 - 4 tế bào, kích thước bào tử khoảng 32 - 42 x 3 - 4,9 micron.
- Tiểu đính bào tử (micro-conidia) không màu, gồm chỉ một tế bào với kích thước khoảng 6 -10 x 3,2 - 4 micron.
Nấm lưu tồn trong xác bả cây bệnh hay trong đất. Bào tử nấm có khả năng lưu tồn trong đất rất lâu. Ở các ruộng được trồng dưa mỗi năm thì mầm bệnh sẽ gia tăng mật số nhiều. Sau 3 - 4 mùa dưa, mật số này tăng cao, có thể gây chết dưa hàng loạt, thiệt hại có thể lên đến 30 - 70%.
Nấm xâm nhiễm vào hệ rễ, nhất là khi rễ bị thương tổn do úng nước hay do tuyến trùng, hay do những nguyên nhân khác. Nấm phát triển bên trong làm nghẽn mạch. Bào tử được sinh ra và lây lan theo gió hay mưa.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Nhổ bỏ dây bệnh. Sau vụ mùa tiêu hủy hết xác bả thực vật.
- Tránh để ngập úng làm tổn thương rễ, cần chú ý Phòng trị bệnh tuyến trùng, nếu có trong đất canh tác.
- Nên luân canh dưa sau 2 - 3 vụ trồng.
- Tháp dưa trên gốc bầu hoặc bí sẽ hạn chế được thiệt hại do bệnh gây ra ở những ruộng trồng dưa lâu năm.
- Có thể phun hoặc tưới gốc bằng Copper B (0,2 - 0,3%), TOPAN 70 WP, ở nồng độ 0,1%.


Bệnh héo cây con, héo khô

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, thường gây thiệt hại nặng cho cây con.
- Ở cây con: Cổ thân bị úng và teo tóp lại. Rễ vàng và thối, cây bị ngả ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó, lá mới héo dần, làm cây con chết.
- Ở cây lớn: Bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là ở phần gốc thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối không đều và có màu nâu đỏ, vết bệnh hơi lõm sâu vào và thân bị nứt ra. Lá héo khô rồi rụng dần. Bệnh có thể tấn công trái, làm lở trái.
Bệnh được nhận diện dễ dàng nhờ vào dấu hiệu cùa bệnh, đó là các sợi nấm và hạch nấm (sclerotes), chúng phát triển ngay trên vết bệnh của gốc thân, lan dần lên thân và vùng đất quanh gốc cây. Rễ thối và thường có màu nâu đỏ.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra, giai đoạn sinh sản hữu tính có tên gọi là Thanatephorus cucumeris, thuộc lớp nấm Đãm (Basidiomycetes).
Đây là loài nấm sống trong đất, có khả năng sống cạnh tranh hoại sinh rất mạnh và tạo hạch. Sợi nấm và hạch nấm là hai dạng lưu tồn và lây lan chủ yếu của mầm bệnh.
Sợi nấm màu trắng, có vách ngăn và đường kính khoảng 3 - 17 micron, tỉ lệ chiều dài và đường kính của sợi nấm là 5:1. Sợi nấm phát triển theo cách phân nhánh vuông góc, sợi nấm con thắt lại ở điểm kết hợp với sợi nấm mẹ.
Hạch nấm được thành lập bởi các sợi nấm cuộn vào nhau tương đối lõng lẽo, có màu trắng khi mới được tạo ra, sau đó, chuyển dần sang màu nâu hoặc nâu đen, có dạng tròn với đường kính khoảng 1 - 3 mm.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Vệ sinh đồng ruộng. Trước và sau vụ mùa, nên gom các xác bả cây và cỏ dại để thiêu đốt hoặc chôn sâu, nhất là ở những ruộng đã bị nhiễm bệnh nặng. Nếu có điều kiện nên phơi đất.
- Luân canh: thời hạn luân canh là 2 - 3 năm tùy vào tính nghiêm trọng của bệnh.
- Phun thuốc phòng trị định kỳ 7 - 10 ngày/lần bằng một trong các loại thuốc sau: VALIDAN, BONANZA, Copper B

Bệnh héo vi khuẩn, đốm góc cạnh

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Triệu chứng ban đầu của bệnh vi khuẩn này rất khó phân biệt với bệnh đốm phấn hay bệnh ghẻ.
Vết bệnh này khác với bệnh sương mai hay bệnh ghẻ ở chỗ không thấy tơ nấm phát triển trong vết bệnh như lớp nhung mịn.
Cây cũng có triệu chứng héo mất nước giống như bệnh héo dây do nấm Fusarium, nhưng cây chết nhanh trong vòng 1 - 2 ngày, trong khi bộ lá vẫn còn tươi, nên bệnh còn được gọi là bệnh ”héo tươi”.
Trên lá các đốm bệnh nhỏ, vàng, bị giới hạn trong các gân lá nên tạo đốm có dạng hình có góc cạnh. Sau đó, ở mặt dưới lá có tiết những giọt dịch màu nâu. Đốm bệnh sẽ chuyển sang màu nâu đỏ, khô và rách đi làm cho lá có những mãng rách.
Trên trái, bệnh gây thối vỏ ăn sâu dần vào trong thịt trái.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do vi khuẩn Pseudomonas lacrymans (E. F. Sm. và Bryan) Carsner.
Vi khuẩn lưu tồn trong tàn dư thực vật. Lây lan do mưa, do người thu hoạch. Vi khuẩn xâm nhập qua khí khổng. Vi khuẩn cũng lưu tồn trong hạt giống (seedborne disease), từ đó gây bệnh cho cây con. Bệnh phát triển mạnh trong những tháng mưa.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Bệnh này rất khó phòng trị bằng thuốc hóa học, cần áp dụng biện pháp tổng hợp như:
- Tiêu hủy xác bả thực vật sau mỗi mùa vụ.
- Luân canh hay hưu canh để tránh lây lan bệnh từ vụ trước sang vụ sau. Nếu có điều kiện, nên phơi đất và lên luống cao.
- Phun ngừa định kỳ bằng Copper Zinc, nồng độ 0,1 - 0,2% và phòng trị côn trùng truyền bệnh.


Bệnh khảm 

TRIỆU CHỨNG BỆNH 
Chồi ngọn hơi bị chùn lại, lá đọt nhỏ hơn ở cây mạnh và hơi biến dạng, bị khãm màu xanh đậm xen xanh nhạt hay khãm xanh vàng.

Triệu chứng khảm trên đọt non và trái dưa hấu (Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT)
Cây cũng kém phát triển, các lóng dây ngắn hơn bình thường. Triệu chứng trên trái thường không rõ nét, đôi khi trái có màu hơi vàng và có sọc xanh đậm. Bệnh nặng, cây không cho trái hoặc trái nhỏ.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do cực vi khuẩn CMV (Cucumber mosaic virus) hoặc vi khuẩn WMV (Watermelon mosaic virus). Mầm bệnh có trên 200 loài ký chủ.
Virus có hình khối cầu, đường kính khoảng 30 mm. Virus thuộc nhóm có acid nhân là RNA.
Virus cò mặt trong tất cả các mô, ngoại trừ vùng mô phân sinh. Virus hiện diện trong tế bào chất và không thấy tạo thể kết (inclusion bodies) trong tế bào cây bệnh.
Virus có nhiều dònc, bị bất hoại ở 70­­0C trong vòng 10 phút, có thể sống được 3 ngày trong môi trường nước trích lá cây (leaf juice).
Virus rất hiếm khi truyền qua hạt. Có thể truyền qua thực vật ký sinh (có hơn 100 loài Cuscuta có thể truyền virus). Có hơn 60 loài rầy mềm có khả năng truyền virus này, quan trọng nhất là Aphis gossypii Myzus persicae. Rầy mềm có khả năng hấp thu virus sau khi chích hút trên cây bệnh dưới một phút và chỉ cần chích hút cây mạnh dưới một phút là có khả năng truyền bệnh được.
Rầy mềm không có khả năng truyền bệnh qua các thế hệ sau. Không có thời gian ủ virus trong cơ thể của rầy mềm và virus chỉ tồn tại trong cơ thể rầy mềm dưới 4 giờ sau mỗi lần chích hút.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Loại bỏ ngay các cây bệnh để tránh lây lan.
- Phun thuốc sát trùng để ngăn ngừa rầy mềm truyền bệnh như ACTARA.


Bệnh đốm phấn, sương mai 

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Ở mặt trên lá, đốm bệnh lúc đầu nhỏ, có màu xanh nhạt, sau đó biến dần sang màu vàng rồi màu nâu nhạt và thường bị giới hạn giữa các gân phụ của lá, nên đốm bệnh có dạng hình góc cạnh.

(Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT ) (Nguồn: T.C. Wang, AVRDC )
Trong điều kiện ẩm ướt, nấm tạo ra lớp phấn màu xám đậm hoặc tím đỏ ở mặt dưới lá nơi có vết bệnh. Lớp phấn này là khối đính bào tử của nấm. Lá bị vàng khi có nhiều đốm, các đốm này sẽ liên kết lại tạo thành những vùng cháy màu nâu nhạt và mô bệnh dễ bị vỡ (rách). Cây nhiễm nặng có thể chết và cho trái kém giá trị.
Trái ít bị tấn công, nhưng trái sẽ nhỏ và có vị nhạt.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Pseudoperonospora cubensis (Berkeley và Curtis) Rostowzew.
Đính bào đài có 3 - 5 lần phân nhánh đôi, không màu, phát triển qua khí khẩu, kích thước 140 - 450 x 5 - 6 micron. Ở đầu mỗi nhánh đính bào đài sinh ra một đính bào tử. Đính bào tử có hình trái chanh núm (có một đầu nhỏ nhô ra dạng núm), gồm một tế bào, kích thước 22 - 30 x 16 - 20 micron. Trong điều kiện ẩm ướt, đính bào tử nẩy mầm thành động bào tử (zoospores). Mỗi đính bào tử sinh ra 6 - 8 động bào tử có hai chiên mao.

Bào tử nấm bệnh đốm phấn (Nguồn: Chi cục BVTV An Giang)
Nấm lây lan chủ yếu do bào tử nấm lây truyền từ vụ này sang vụ khác, từ ruộng này sang ruộng khác. Bệnh xãy ra nghiêm trọng và lây lan nhanh khi trời có nhiều sương.
Ngoài dưa leo, nấm cũng tấn công trên dưa hấu, khổ qua, bầu, bí ... Bệnh đốm phấn trên dưa leo có hơi khác với bệnh đốm phấn trên các cây trồng khác ở chỗ bệnh có thể xãy ra khi trời ấm cũng như khi trời mát. Do đó, ẩm độ là yếu tố quyết định sự phát triển của bệnh này.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Tuyển chọn những giống ít nhiễm để trồng.
- Tiêu hủy xác lá cây bệnh, nhất là sau mỗi mùa vụ.
- Làm liếp cao, thóat nước nhanh khi có mưa.
- Tránh để các lá gốc tiếp xúc đất.
- Phun ngừa hay phun sớm khi bệnh chớm phát bằng các loại thuốc: Zinancol, Copper zinc, ở nồng độ 0,2% hay phun hỗn hợp thanh phàn vôi (1:1:100).


Bệnh phấn trắng

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bình thường xãy ra ở lá. Mặt trên lá có lớp bột màu trắng xám phủ đầy; sau đó, có những hạt nhỏ màu đen xuất hiện, đó là các quả thể dạng bao nang có miệng (perithecia).

Triệu chứng bệnh phấn trắng trên lá bầu bí dưa (Nguồn: Chi cục BVTV An Giang)
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Sphaerotheca fuliginea (Schlechtendahl) Pollaci.
Quả thể có dạng hình cầu với đường kính 50 - 300 micron, màu nâu đen và có các phụ bộ đơn giản. Bên trong quả thể chỉ chứa một nang (ascus). Nang có kích thước khoảng 54 - 72 x 42 - 60 micron. Mỗi nang chứa 6 -8 nang bào tử (ascospores). Nang bào tử có kích thước khoảng 14 - 22 x 12 - 7 micron.
Bào tử trong giai đoạn sinh sản vô tính của nấm bệnh là các đính bào tử. Đính bào tử gồm chỉ một tế bào có hình thoi dài, không màu, kích thước: 22 - 37 x 12 - 22 micron. Có 4 - 9 đính bào tử kết thành chuổi đính ở đầu của đính bào đài.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Vệ sinh đồng ruộng.
- Ngắt bỏ lá bệnh
- Giảm nước tưới.
- Dùng thuốc gốc lưu huỳnh.


Bệnh ghẻ

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường xuất hiện trước ở trên lá non, cuống lá và thân.
- Trên lá: đốm bệnh nhỏ, tròn hay hơi có góc cạnh, úng nước, có quầng vàng nhạt bao quanh. Sau đó, đốm bệnh có màu nâu và hoại đi. Triệu chứng trên lá rất dễ lầm với triệu chứng của bệnh đốm góc cạnh (héo vi khuẩn).
- Trên thân: đốm bệnh có hình thoi dài, màu nâu xám hoặc nâu; sau đó, đốm bệnh bị rách, đôi khi có các đính bào tử bao phủ trên đốm bệnh đã ngã sang màu đen.
- Trên trái: trái còn non có đốm nhỏ, màu nâu sậm, lõm vào thịt trái. Trên vết bệnh có tơ và bào tử nấm màu xám xanh, nhựa sẽ ứa ra thành giọt nhầy ở bìa vết bệnh. Khi trái lớn dần, vết bệnh có dạng không đều, kích thước đốm khoảng 2 - 3 mm, màu trắng xám; đôi khi đốm bệnh thủng nứt, giống như thiệt hại do côn trùng gây ra, vết bệnh thối và cứng.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Cladosporium cucumerinum Ellis và Arthur.
Đính bào đài mọc thành chùm, gồm 4 - 6 tế bào (3 - 5 vách ngăn). Đính bào tử chỉ gồm một tế bào có hình bầu dục, đôi khi gồm hai tế bào, màu nâu ô liu, kích thước 5 - 13,8 x 3,1 - 6,2 micron, nhưng thường là: 9 - 10 x 4 - 5 micron, mọc thành chuổi ở đầu của đính bào đài. Nhiệt độ tối hảo cho nấm phát triển là khoảng trên dưới 20oC. Nấm lưu tồn trong xác bả thực vật và có thể hoại sinh trong xác bả thực vật của nhiều loại cây khác được vùi trong đất. Bệnh phát triển nhanh khi nhiệt độ mát và có nhiều sương về đêm.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Chọn những giống ít nhiễm bệnh để trồng.
- Nên trồng dưa vào các tháng khô hay những tháng có ẩm độ thấp.
- Tiêu hủy xác bã thực vật sau mỗi mùa vụ.
- Phun ngừa bằng ZINACOL ở nồng độ 0,25% hoặc TOPAN (0,05 - 0,1%).


Bệnh thán thư, đén

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh này thường xãy ra và đôi khi gây hại nặng. Bệnh có thể tấn công tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây. Triệu chứng đốm bệnh này trông rất giống đốm bệnh ”đốm lá - chảy nhựa thân”. Điểm phân biệt là trên đốm bệnh đén có sự xuất hiện của các thể nhỏ li ti màu đen, đó là các đĩa đài (cơ quan sinh sản vô tính hình đĩa, acervuli) của nấm gây bệnh.
- Trên dưa hấu: bệnh thường xuất hiện ở các lá già bên dưới trước. Đốm bệnh là những đốm tròn không đều đặn, màu nâu hay nâu đen, kích thước khoảng 3 - 10 mm, Đôi khi có những vòng khoen. Lá bệnh nặng có rất nhiều đốm và lá bị nhăn. Nếu trời ẩm sẽ thấy lớp bào tử hồng nơi vết bệnh. Bệnh lây lan nhanh làm lá cháy khô rồi rụng đi, để trơ lại thân cây. Thân cũng bị cháy khô và teo tóp lại.

Triệu chứng thán thư trên trái, lá và lá mầm (Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT)
Trên trái dưa hấu: đốm bệnh úng nước, màu nâu đen đến đen, dạng tròn rộng 1 - 2 cm, có vòng khoen, hơi lõm vào vỏ, nứt nẻ và cũng có bào tử hồng nơi vết bệnh. Các đốm bệnh phát triển nhanh và rải rác đều khắp vùng vỏ trái, có khi liên kết lại làm thành các vết thối rộng ra.
- Trên dưa leo: ở giai đoạn cây con, hai lá mầm sẽ bị tấn công.Ở cây lớn hơn, lá già cũng bị tấn công trước. Đốm bệnh nhỏ, có hình hơi tròn hay bất dạng, màu trắng hơi vàng; sau đó, đốm rộng thêm ra (khoảng 1 - 3 cm), màu nâu hơi xám, được giới hạn bởi lớp viền nâu phát triển dọc theo gân lá. Trong vết bệnh có thể thấy các đĩa đài của nấm như những đầu kim gút màu đen. Bệnh nặng làm lá bị khô cháy.
Trên thân: lúc đầu có những đốm nhỏ màu nâu sậm, sau đó, đốm rộng hơn và có màu xám. Thân khô rồi chết.
Trên trái: lúc đầu có những đốm tròn màu trắng vàng, sau đó chuyển sang màu nâu.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Colletotrichum lagenarium (Passerini) Ellis và Halsted. Giai đọan sinh sản hữu tính của nấm bệnh có tên Glomerella lagenaria Watanake và Tamura hoặc G. lagenarium Stevens.
Đĩa đài có những lông cứng (setae) màu nâu. Trong đĩa đài có các đính bào đài và đính bào tử. Đính bào đài chỉ gồm 1 tế bào hình trụ dài không màu và có kích thước khoảng 20 - 25 x 2,5 - 3 micron. Đính bào tử cũng gồm chỉ 1 tế bào hình trụ dài hay hình thoi dài, không màu và kích thước khoảng 14 - 20 x 5 - 6 micron.
Mầm bệnh có thể lưu tồn trong xác bả thực vật hay bám trên bề mặt hạt giống. Bệnh thường xãy ra vào những tháng có mưa nhiều. Bào tử lây lan chủ yếu do mưa.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Tiêu hủy tàn dư thực vật sau mỗi mùa vụ.
- Khử khô hạt.
- Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện bằng ZINACOL, FOLPAN, APPENCARB, Copper B, Kasuran với nồng độ 0,1 - 0,2% hay TOPAN (0,05 - 0,1%), ...


V. BỆNH HẠI ĐẬU NÀNH:


Bệnh rỉ

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Đây là một bệnh rất phổ biến ở các vùng trồng đậu nành, gây hại với các mức độ khác nhau, trên hầu hết các giống đang canh tác. Bệnh có thể xuất hiện trên tất cả các mùa vụ tại Đồng bằng sông Cửu long, nhưng bệnh thường phát triển mạnh vào vụ Hè Thu, khi có mưa nhiều, lớp không khí ở mặt đất có độ ẩm cao. Bệnh thường nặng ở các ruộng đậu nành xen canh với bắp.
Bệnh có thể tấn công từ khi cây có hai lá kép cho đến lúc trái chín. Bệnh phát triển chậm vào giai đoạn từ cây con đến trước khi ra hoa, nhưng sau đó bệnh sẽ phát triển nhanh và nặng hơn. Lá còn non có sức chống chịu bệnh cao hơn các lá già. Điều này có thể do ở lá non có chứa nhiều đạm tổng hợp và đạm protein hơn ở lá già.
Lá, thân và trái đều bị nhiễm bệnh, nhưng bệnh xuất hiện chủ yếu trên các lá già.
Trên lá, vết bệnh mới xuất hiện là những đốm tròn nhỏ, có nhiều màu sắc khác nhau: xanh nhạt, nâu vàng hoặc nâu xám, lấm tấm như đầu kim, rải rác đều trên mặt lá. Sau đó vết bệnh phát triển rộng ra khoảng 1mm, có dạng tròn hoặc dạng có góc cạnh hoặc bất dạng, có màu nâu vàng hoặc nâu đỏ như màu rỉ sắt hoặc nâu đen. Đặc tính về màu sắc và kích thước vết bệnh thường thay đổi khác nhau, chủ yếu là do khả năng gây bệnh của nấm, giống đậu nành và điều kiện thời tiết. Triệu chứng bệnh đặc biệt là vết bệnh nhô lên ở hai mặt lá, thường nhô cao ở mặt dưới lá. Đây là do đặc tính thích nghi môi trường của nấm bệnh: ở mặt dưới của lá có ẩm độ và nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển. Ngoài ra, mưa và ánh nắng gay gắt cũng không ảnh hưởng trực tiếp như ở mặt trên của lá. Bệnh nặng, các vết bệnh liên kết lại với nhau, làm cho lá bị khô cháy từng mãng hoặc cả lá, lá rụng nhiều, cây mất dần khả năng quang hợp. Nếu bệnh nặng vào giai đoạn cây chưa ra hoa, kết trái, sẽ làm thất thu hoàn toàn.

(Nguồn: Nguyễn Thị Nghiêm, ĐHCT)
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Phakopsora pachyrhizi Sydow; Phakopsora sojae Sawada.
Nấm gây bệnh thuộc lớp nấm Đãm (Basidiomycetes). Trên đồng ruộng, nấm gây bệnh thường ở dạng sinh sản vô tính, thường gặp nhất là các hạ bào tử (uredospore), chúng tập hợp lại thành các hạ bào quần (uredosores) nhô lên ở hai mặt lá.
Hạ bào quần có kích thước 197- 258 x 97 - 108 micron, được thành lập dưới lớp biểu bì lá, sau đó nhô lên khỏi bề mặt lá.
Hạ bào tử có kích thước 4,7 - 13 x 2,1 - 5,6 micron, gồm một tế bào không màu hoặc vàng nhạt, dạng bầu dục không đều (có đầu trên tròn, hơi phình to, đầu dưới thu nhỏ lại), bên trong hiện rõ 1 - 2 hạt dầu.
Khi gặp trời rét, vết bệnh có màu nâu đen hoặc đen do ổ nấm được thành lập là những đông bào quần (teleutosores, teliosori), chứa các đông bào tử (teleutospores, teliospores). Đông bào tử có kích thước 12 - 34 x 5 - 13 micron, gồm một tế bào màu nâu, dạng bầu dục dẹp (ellip) hoặc góc cạnh.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
* Giống: Nên trồng giống kháng hoặc ít nhiễm bệnh. Giống Tainung 63 kháng được bệnh này. Kết quả trắc nghiệm tại Trường Đại Học Cần Thơ qua hai vụ ĐX 82 - 83 và ĐX 83 - 84 cho thấy các giống/dòng sau đây tỏ ra ít bị nhiễm bệnh: Orba, Dun, DL, C 5 - 20, 1338 mới, MTĐ 22, MTĐ 22 - 1, MTĐ 22 - 3, MTĐ 22 - 4 và MTĐ 120 - 2.
Trong những năm qua, đa số các giống đậu nành được trồng tại Đồng bằng sông Cửu long đều bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nhờ đặc tính nhiễm trể nên thất thu năng suất không đáng kể. Thực tế nhất, nên chọn giống từ ruộng không bị bệnh hoặc chỉ nhiễm nhẹ. Hạt tốt, đầy đặn cũng là yếu tố giúp cây phát triển tốt, chống chịu được bệnh.
* Thời vụ: giữ vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh. Tại Đồng bằng sông Cửu long, không riêng bệnh rỉ mà đối với đa số các bệnh do nấm và vi khuẩn, đậu nành được trồng ở vụ Đông Xuân thường bị nhiễm bệnh nhẹ hơn ở vụ Hè Thu. Nên gieo sạ đúng thời vụ.
* Kỹ thuật canh tác:
- Mật độ gieo sạ: Cần bão đảm mật độ gieo sạ ở từng vùng canh tác, gieo sạ dày sẽ tạo điều kiện vi khí hậu thích hợp cho bệnh phát triển; ngược lại, gieo sạ thưa thì cỏ dại sẽ phát triển mạnh.
- Nước tưới: Áp dụng chế độ nước tưới đầy đủ không để ruộng bị khô hạn hoặc bị úng nước. Bão đảm nguồn nước tưới không chứa mầm bệnh.
- Phân bón: Bón phân đầy đủ và cân đối, không bón quá nhiều phân đạm, tăng cường phân lân và kali cho những ruộng thường xuyên bị nhiễm nặng.
* Vệ sinh đồng ruộng:
- Đất: sửa soạn kỹ, nên phơi đất để diệt bớt nguồn bệnh hoặc khử đất bằng thuốc trừ nấm.
- Sau vụ mùa và trước khi canh tác, nên gom các xác bã cây và cỏ dại để thiêu đốt hoặc chôn sâu, nhất là ở những ruộng đã nhiễm bệnh nặng.
* Khử hạt: nguồn lây lan quan trọng của bệnh này là các hạ bào tử của nấm bệnh bám trên hạt giống, nên việc khử hạt là rất cần thiết để bão vệ cây ở giai đoạn cây còn nhỏ. Có thể khử hạt bằng nước “ba sôi - hai lạnh“ (khoảng 52oC) trong 15 phút, hoặc bằng nước muối 5%, hoặc thuốc khử hạt giống 0,1% - 0,2 %.
* Trị bệnh:
- Cần phát hiện bệnh sớm và sử dụng thuốc kịp thời. Áp dụng thuốc xịt khi có bệnh xuất hiện.
-Loại thuốc: có thể dùng một trong các loại sau: Tilt 250ND, Tilt super 300ND.
- Định kỳ: xịt 2 - 3 lần, cách nhau 10 - 15 ngày, trường hợp bệnh nặng thì xịt định kỳ 7 ngày một lần cho đến khi bệnh ngưng phát triển.


Bệnh đốm phấn

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh còn được gọi là bệnh sương mai, rất phổ biến ở các vùng có khí hậu ẩm. Ở Đồng bằng sông Cửu long, bệnh thường nặng vào vụ Hè Thu và có thể thành dịch khi gặp điều kiện thuận lợi, ngay cả trong vụ Đông Xuân. Điều kiện khí hậu ở nước ta rất thích hợp cho bệnh này phát triển.
Bệnh tấn công chủ yếu trên lá, trái và hạt cũng bị nhiễm khi bệnh nặng. Đầu tiên, mặt trên lá có những đốm nhỏ màu vàng hoặc xanh nhạt, mặt dưới lá có những cụm nấm giống như phấn màu trắng xám. Đây là tập hợp các đính bào đài (conidiophores) và các đính bào tử (conidia) của nấm gây bệnh. Đốm bệnh sẽ chuyển sang màu xám sậm hoặc nâu sậm, lá khô và rụng sớm. Nấm bệnh cũng có khả năng xâm nhập vào lớp vỏ trái rồi vào hạt. Hạt bị phủ bởi một lớp bụi trắng (white crusts) với nhiều nõan bào tử (oospores). Bệnh nặng, trái và hạt không phát triển.

Triệu chứng bệnh đốm phấn ở mặt trên và mặt dưới lá đậu nành
(Nguồn: http://muextension.missouri.edu/explore/agguides/crops/g04442downy.htm)
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Peronospora manshurica (Naumov) Sydow
Đính bào đài không màu và không vách ngăn, mọc thành chùm ở khí khẩu, có kích thước 350 - 880 x 6 - 8 micron, phân nhánh đôi ở đầu (đặc điểm này giúp ta nhận diện nấm được dễ dàng).
Đính bào tử là một tế bào không màu hoặc có màu vàng nhạt, hình cầu hoặc hình trứng, có màng mỏng, kích thước: 15 - 28 x 16 - 22 micron.
Noãn bào tử còn được gọi là bào tử nghỉ (resting spore), được thành lập bên trong mô cây, có vách dày, màu vàng, hình cầu có đường kính 24 - 40 micron. Bề mặt láng với cấu tạo võng lưới. Noãn bào tử có thể tồn tại ở hạt giống, bao phủ bên ngoài hạt giống làm cho lớp vỏ hạt cứng lại.
Trong thời gian cây đang sinh trưởng, nấm lây lan bằng đính bào tử, nấm được lưu tồn qua vụ sau bằng noãn bào tử trong xác bã của cây bệnh và trong hạt giống. Loại nấm này có nhiều dòng sinh lý khác nhau nên việc tuyển chọn giống kháng bệnh gặp nhiều khó khăn.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Chọn hạt giống ở những ruộng không bệnh. Sàng sẩy hạt trước khi tồn trữ hoặc trước khi gieo. Dùng giống chống bệnh.
- Chọn thời vụ thích hợp, tăng cường bón thêm phân lân và kali. Áp dụng biện pháp canh tác và vệ sinh đồng ruộng giống như ở bệnh rỉ. Khử hạt giống bằng thuốc hóa học trước khi gieo.
- Phun thuốc gốc lưu huỳnh hoặc Score 250 EC


Bệnh chấm đỏ lá

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh còn được gọi là “bệnh vết phồng vi khuẩn“ hay “bệnh đốm ướt“.
Sau bệnh rỉ, đây là bệnh khá phổ biến trên nhiều giống đậu nành. Ở một số nơi chuyên canh đậu nành trên thế giới, như ở tiểu bang lllinois (Mỹ), hầu hết các giống đều bị nhiễm bệnh này. Bệnh thích hợp trong điều kiện khí hậu ấm áp, lan truyền từ năm này sang năm khác bằng lá bị bệnh và cũng có thể từ hạt giống.
Bệnh tấn công cả cây con lẫn cây trưởng thành, nhưng bệnh thường phát triển trầm trọng từ khi ra hoa trở về sau.
Bệnh xảy ra trên lá, thân, cành và trái, chủ yếu là trên lá.
- Trên lá: vết bệnh là những đốm nhỏ 1 - 2 mm, có góc cạnh hay bất dạng, màu xanh hơi vàng với tâm màu nâu đỏ. Mô tế bào ở giữa đốm bệnh phồng lên như bị ung thư, có một vòng hơi trũng bao quanh.
Khi bệnh phát triển, trên lá có những mãng vàng hoặc nâu với các đốm nhỏ màu nâu đậm. Sau đó, các mãng này bị thủng rách lổ chổ, do các mụn ở giữa đốm bệnh bị khô và rụng đi. Bệnh nặng, cây rụng hết lá.
Triệu chứng ban đầu trông dễ nhầm lẫn với bệnh rỉ, nhưng được phân biệt nhờ vào kích thước, hình dạng, màu sắc và độ nhô của đốm bệnh: vết bệnh rỉ nhỏ, sắc gọn hơn.
Triệu chứng ở giai đoạn sau của bệnh trông dễ nhầm lẫn với bệnh đốm nhũn lá (bacterial blight). Tuy nhiên, bệnh được phân biệt nhờ vào đặc tính hình thành sớm một vòng nhũn nước quanh đốm bệnh của bệnh đốm nhũn lá và hiện tượng thủng lổ chổ trên lá cũng xuất hiện rất sớm ở bệnh đốm nhũn lá.
- Trên thân và cành có các sọc ngắn màu nâu đỏ.
- Trên trái có vết bệnh hình tròn.

Triệu chứng chấm đỏ lá (Nguồn Chi cục BVTV An Giang)
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. phaseoli ( Smith ) Dowson.
Vi khuẩn hoạt động, có 1 - 2 chiên mao ở một cực (đầu), kích thước: 1,4 - 2,3 x 0,5 - 0,9 micron, thuộc gram âm (G-), không tạo bào tử, không có lớp dịch nhờn. Vi khuẩn xâm nhập vào cây qua vết thương hoặc qua khí khẩu (stomata). Vi khuẩn lưu tồn trong xác bả cây bệnh và trong hạt giống.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Trồng giống kháng bệnh: các ghi nhận trong và ngoài nước cho thấy có các giống kháng được bệnh này như: Scott, Clark 63, Black eyebrow, Davis, Vân nam, Ô môn 1, Năm Căn 1, Việt khái 3, Hòa khánh 74, MTĐ 9,, MTĐ 10, MTĐ 13 và MTĐ 14.
- Vệ sinh đồng ruộng, cày sâu , trồng thưa vá luân canh.
- Khử hạt.
- Áp dụng thuốc gốc đồng.


Bệnh cháy nhũn lá

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh này đã được ghi nhận trên đậu nành trồng ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Đầu tiên, bệnh được ghi nhận ở Philippines vào năm 1918; sau đó, ở Ấn Độ, Mã Lai, Mexico, Puerto Rico, miền nam Trung Quốc, Taiwan và Louisiana. Ở Louisiana, bệnh đã làm giảm 35% năng suất. Ngòai đậu nành, nấm bệnh còn tấn công trên các loài đậu khác, như: đậu xanh (Phaseolus vulgarus), đậu lima (P. limemsis), cowpeas (Vigna spp.), clover (Trifolium spp.), đậu nành hoang (Glycine javanica), v.v..., trên lúa và các loài cỏ dại.
Tại Việt nam, bệnh có thể đã xuất hiện từ lâu. Bệnh đã ngày càng phổ biến, góp phần làm giảm năng suất đậu nành trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm đầu của thập kỷ 80. Trong thời gian này, việc phòng trị bệnh chưa được hữu hiệu vì chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Đến vụ hè - thu 1985, bệnh mới được xác định tác nhân gây bệnh và các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh.
Bệnh thường xuất hiện khi đậu bắt đầu ra hoa và sẽ phát triển mạnh sau đó. Bệnh cũng có thể tấn công khi đậu còn nhỏ (hai tuần sau khi gieo). Bệnh xuất hiện càng sớm thì càng làm giảm năng suất. Bệnh phát sinh và lây lan nhanh khi có mưa nhiều (ẩm độ cao), và sẽ ngưng phát triển khi gặp trời nắng khô. Bệnh nặng ở những ruộng đậu trồng ngay sau vụ lúa bị nhiễm bệnh đốm vằn hoặc ở những ruộng đậu được ủ gốc bằng rơm lúa bệnh đốm vằn. Đậu được gieo sạ dày, nhiều cỏ dại, bệnh sẽ dễ dàng phát sinh, lây lan và lưu tồn cho vụ sau.
Trong ruộng đậu có từng lõm nhỏ bị héo úa rồi lụn dần. Lá mới bị nhiễm bệnh sẽ biến màu như bị nhúng vào nước sôi, có những đốm to màu xanh nâu. Sau đó, lá trở nên nhủn nước và rủ xuống, bề mặt lá có nhiều sợi nấm trắng làm cho lá kết dính với các lá khác và với các cành, thân, trái bên dưới, làm cho các bộ phận này bị nhiễm bệnh. Lá dần dần cháy khô. Cành, thân, trái cũng có những vết nâu và cháy khô. Dấu hiệu nổi bật của bệnh này là có sự xuất hiện của các sợi nấm và hạch nấm (sclerotes) trên các bộ phận bị bệnh. Bệnh nặng làm lá, cành, trái rụng sớm, cây sinh trưởng kém.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Rhizoctonia solani Kuhn, giai đọan sinh sản hữu tính là Thanatephorus cucumeris thuộc lớp nấm Đãm.
Đây là loại nấm sống trong đất, có khả năng sống cạnh tranh hoại sinh rất mạnh và tạo hạch. Trên lá, thân, cành và trái của các cây bệnh có nhiều sợi nấm trắng hoặc nâu và hạch nấm được hình thành trên đó. Khi mới được thành lập, hạch nấm có màu trắng; sau đó, chuyển dần sang màu nâu hoặc nâu đen. Hạch nấm có hình dạng và kích thước rất thay đổi. Chúng có dạng tròn hoặc bầu dục nhưng mặt bám vào cây thì dẹt, có đường kính: 1 - 4 mm, bề mặt của hạch nấm có nhiều lổ nhỏ như tổ ong, có chất dịch màu nâu vàng đọng lại ở hạch còn non. Các hạch nấm mọc riêng lẻ hoặc kết dính vào nhau thành từng cụm. Hạch nấm được cấu tạo bởi những sợi nấm cuộn vào nhau một cách lỏng lẻo. Sợi nấm có tính phân nhánh vuông góc và sợi nấm con co thắt lại ở điểm kết hợp với sợi nấm mẹ. Sợi nấm có đường kính: 3 - 17 micron, tỉ lệ chiều dài và đường kính sợi nấm là 5:1.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Giống: Đa số các giống đều nhiễm bệnh nặng. Một số giống tỏ ra ít nhiễm như: Dun, Hạt to Lâm Đồng, Santa Maria, MTĐ 64, MTĐ 134 - 2, MTĐ 134 - 10, MTĐ 170 - 1 MTĐ 172 - 7, MTĐ 173 - 6, MTĐ 176 và MTĐ 225 - 3. Giống càng ngắn ngày thì bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
- Kỹ thuật canh tác: không nên trồng đậu sau vụ lúa bị nhiễm bệnh đốm vằn và không ủ ruộng đậu bằng rơm lúa bị bệnh này. Không gieo sạ dày, khi gieo nên áp dụng phương pháp gieo xen các hốc giữa các hàng (cây ít bị giáp tán) sẽ hạn chế được sự bộc phát và lây lan của bệnh.
- Thời vụ: vụ đông - xuân, bệnh thường ít xảy ra. Nếu trồng đậu vào vụ xuân - hè, nên gieo sạ sớm, bệnh sẽ ít tác hại đến năng suất.
- Vệ sinh đồng ruộng: áp dụng phương pháp giống như ở bệnh rỉ, đặc biệt chú ý đến việc làm sạch cỏ vì đây cũng là nguồn lưu tồn và lây lan quan trọng đối với bệnh này. Kết quả điều tra hai vụ xuân - hè và hè - thu 85 tại Nông Trại Thực Nghiệm Khu II, trường Đại Học Cần Thơ, cho thấy có 10 loài cỏ dại hiện diện trong ruộng đậu, là ký chủ phu của bệnh này: Cỏ mật (Brachiaria distachya), Cỏ cú (Cyperus rotundus), Cỏ túc hình nhỏ (Digitaria ciliaris), Cỏ lồng vực nước (Echinochloa colona), Cỏ lông công (Echinochloa cruss - galli), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Fimbristylis diphylla Vahl, Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis), Cỏ ống (Panicum repens) và Paspalum sp.
-Xử lý với thuốc VALIDAN 5DD, BONANZA 100 DD.


Bệnh héo cây con, héo khô

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, thường gây thiệt hại nặng cho cây con.
Cây con: cổ thân bị úng và teo tóp lại, cây bị ngã ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó mới héo lại. Bệnh thường tấn công mạnh vào 5-10 ngày sau khi gieo.
Cây lớn: bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là ở phần gốc thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối không đều đặn và có màu nâu đỏ, phần bệnh hơi lõm vào, sau đó thân bị nứt ra, lá héo khô rồi rụng dần.
Bệnh được nhận diện dễ dàng nhờ vào dấu hiệu của bệnh, đó là các sợi nấm, hạch nấm của nấm gây bệnh, chúng phát triển ngay trên vết bệnh ở gốc thân, phát triển lan lên thân và vùng đất quanh gốc cây. Rễ bị thối và thường có màu nâu đỏ.
Tuy nhiên, ở ngòai đồng bệnh thường dễ nhầm lẫn với thiệt hại do ruồi đục thân đậu nành (Melanagromyza sojae), có thể phân biệt nhờ vào các dấu hiệu bệnh nêu trên. Bệnh cũng thường xuất hiện cùng lúc với thiệt hại do ruồi đục thân do điều kiện thời tiết nóng và ẩm đều phù hợp cho hai lọai dịch hại này.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn, giai đọan sinh sản hữu tính là Thanatephorus cucumeris thuộc lớp nấm Đãm. Sợi nấm màu trắng, hạch nấm màu trắng lúc mới thành lập, sau đó có màu nâu vàng hoặc nâu đen, hạch nấm hình cầu có bề mặt trơn láng, kích thước 1-2 mm. Đây là hai dạng lưu tồn và lây lan chủ yếu của mầm bệnh.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Áp dụng biện pháp Phòng trị bệnh bệnh giống như đối với bệnh cháy nhũn lá, tuy nhiên, khi áp dụng thuốc cần chú ý khử đất và phun thuốc ở gốc thân.


Bệnh héo rũ

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh xuất hiện ở cây con và cả cây trưởng thành. các lá dưới thấp bị vàng trước rồi lan dần lên các lá trên, sau cùng cả cây bị vàng héo, lá rụng dần. Rễ bị thối, phát triển kém. Gốc thân có nhiều sợi nấm trắng bao quanh dày đặc. Trong thân, các mô dẫn truyền có màu nâu và có nấm phát triển.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Fusarium orthoceras Appel và Wr., F. oxysporum f. sp. glycines. Đính bào tử của nấm bệnh có hai dạng là tiểu đính bào tử (micro-conidia) và đại đính bào tử (macro-conidia), chúng được lan truyền nhờ gió và nước.
Nấm bệnh lưu tồn trong đất và trong xác cây bệnh. Nấm xâm nhiễm vào rễ qua các vết thương (do cơ học hoặc do tuyến trùng chích hút rễ) rồi phát triển lên thân, chủ yếu là làm nghẽn sự vận chuyển nước và chất dinh dưỡng trong cây, gây ra hiện tượng vàng lá và héo cây, ngòai ra nấm còn tiết độc chất hại cây.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Vun gốc cây con được vững chắc, tránh gây thương tích cho gốc thân và rễ trong lúc chăm sóc. Tránh trồng đậu nơi đất bị úng nước.
- Ngăn ngừa tuyến trùng trong đất.
- Phun thuốc Phòng trị bệnh bệnh như Copper B, TOPAN 70WP.


Các bệnh hại hạt và cây con

Hạt giống từ khi còn được mang trên cây sắp thu họach, đến giai đọan tồn trữ và được mang ra trồng, có thể bị nhiễm nhiều lọai bệnh hạt mang mầm bệnh bên trong hoặc trên lớp vỏ hạt.
- Đối với bệnh đốm phấn: các noãn bào tử đôi khi tạo nên một lớp trắng như sữa bao quanh hạt.
- Đối với bệnh hạt tím: trên hạt có vết tím.
- Đối với bệnh mốc vàng hạt: hạt bị một lớp nấm màu nâu vàng, do nấm Aspergillus sp.
- Đối với bệnh hạt nâu: hạt có màu nâu tối, do một lòai nấm Alternaria tấn công.
- Đối với một số bệnh có khả năng truyền qua hạt như chấm đỏ lá, đốm nhũn lá, khảm, ... các bệnh này thường không cho Triệu chứng bệnh trên hạt.


Bệnh mốc vàng hạt

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Đây là bệnh phổ biến rộng ở ĐBSCL và miền Đông nam bộ. Bệnh đã gây hại khá trầm trọng, nhiều ruộng đã phải thiêu hủy tòan bộ và gieo lại, làm trễ thời vụ và hao tốn hạt giống. Qua theo dõi chúng tôi ghi nhận rằng đậu nành được thu họaxh vào mùa nắng thì sẽ ít bị nhiễm bệnh này hơn là vào mùa mưa. Cũng có ghi nhận cho rằng, giống có hàm lượng chất béo càng cao thì càng dễ nhiễm bệnh này.
Hạt bị phủ một lớp mốc màu vàng xanh, vàng sậm hoặc nâu vàng tùy theo giai đọan phát triển của bệnh. Hạt bệnh thường mất khả năng nẩy mầm, trong trường hợp nhiễm nhẹ thì hạt có thể mọc mầm được nhưng cây con phát triển yếu và chết rất nhanh.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Aspergillus spp., nấm bệnh có thể tấn công hạt đang được tồn trữ hoặc vừa được gieo xuống đất hoặc còn được mang trong trái ngòai đồng. Nấm bệnh được lưu tồn trong không khí, trong đất, trong nước và xác cây bệnh ngòai đồng, nhưng chủ yếu là trong hạt giống.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Vệ sinh đồng ruộng, khử đất và khử hạt giống trong khi tồn trữ và trước khi gieo. Bố trí thời vụ thích hợp để khi đậu cho trái và chín không rơi vào lúc có mưa.


Bệnh khảm, khảm vỏ hạt

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Đây là một trong những bệnh quan trọng nhất ở nhiều nơi trên thế giới. Mức độ của bệnh tùy thuộc vào giống và khí hậu. Ở nhiệt độ cao, bệnh không biểu hiện Triệu chứng bệnh ra ngòai. Năng suất có thể giảm trên 25%. Bệnh được ghi nhận đầu tiên ở Mỹ vào những năm đầu của thập niên 1900. Bệnh hiện diện ở khắp các vùng trồng đậu nành trên thế giới. Khi bệnh xuất hiện sớm sẽ dẫn đến thất thu nặng.
Ở ĐBSCL, từ vụ đông xuân 79-80, bệnh tỏ ra khá phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện khá sớm (vào 4 tuần sau khi gieo) và gây thiệt hại nặng ở những ruộng không được trị bệnh kịp lúc.
Lá bị mất màu, loang lổ giống như tấm khãm. Lá nhỏ lại, phát triển không đều, bìa lá cong xuống làm lá biến dạng. Phiến lá bị xếp nếp nhăn nhúm, có màu loang lổ xanh nhạt và xanh đậm và thường dày hơn lá bình thường. Dọc gân lá, mô tế bào nổi rộp lên những mụn màu xanh đậm.
Triệu chứng bệnh trên lá trông gần giống Triệu chứng bệnh đậu nành bị ngộ độc thuốc diệt cỏ 2,4 D. Việc sử dụng bất cẩn thuốc diệt cỏ cho ruộng đậu hoặc ở gần ruộng đậu, nhất là vào những ngày có gió mạnh có thể gây hại cho các ruộng đậu ở cách xa đó 30-60 m.
Cây lùn do các lóng thân phát triển kém. Trái và hạt phát triển chậm lại, nhất là các trái ở phần trên của cây. Trái chín chậm, hạt nhỏ, vỏ hạt bị đổi thành màu nâu nhạt và đậm không đều, từ tễ hạt lan ra. Triệu chứng bệnh bệnh được biểu hiện rõ ở 18,5oC. Trên 29,5oC, Triệu chứng bệnh sẽ ở dạng tiềm ẩn.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do cực vi khuẩn SMV (soybean mosaic virus) Soja virus I (Gardner Kendrick) Smith. Soja virus I được truyền qua hạt giống, qua côn trùng mang truyền bệnh (vectors) và có thể truyền bằng cơ học. Các vectors quan trọng nhất là các lòai rầy mềm Macrosiphum, M. geiM. pisi, và Myzus persicae, Disaulacorthum pseudosolani. Virus thuộc lọai lưu tồn không bền trong cơ thể vectors (non - persistent virus) và bị mất họat tính ở nhiệt độ 64 - 66oC trong 10 phút.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Ruộng sản xuất giống nên được trồng sớm và bố trí cách ly với ruộng sản xuất đại trà.
- Dùng hạt giống tốt, đầy đặn, chống bệnh hoặc từ ruộng không bị bệnh. Khử hạt trước khi gieo như đối với bệnh đốm phấn.
- Cần phát hiện bệnh sớm và tiêu hủy cây bệnh. Vệ sinh đồng ruộng, trừ cỏ dại.
- Phun thuốc phòng trừ côn trùng mang truyền mầm bệnh.


Bệnh bướu rễ

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Đây là một trong vài bệnh nghiêm trọng do tuyến trùng gây ra trên đậu nành. Trồng đậu nành liên tục trên những ruộng đã bị nhiễm bệnh này thì bệnh càng gia tăng và bệnh trở nên yếu tố chính làm giới hạn năng suất. Đậu nành trồng trên đất cát sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn trên các lọai đất khác.
Rễ cây bệnh có những bướu to (galls) sưng phồng lên, trông dễ nhầm với các nốt sần (nodules) ở rễ, bướu thường có màu trắng và dạng thon dài, giữa bướu phình to đều ra hai bên rễ. Các bướu thường tập trung ở gần các chóp rễ, trong khi các nốt sần thường tập trung ở phần rễ gần gốc cây.
Cây có thể bị lùn, lá phát triển kém và mất màu, thay đổi màu sắc tùy theo mức độ bệnh: có màu xanh nhạt, vàng nhạt, vàng sậm rồi héo nâu và rụng sớm. Mật số tuyến trùng trong đất và đặc tính nhiễm bệnh của cây là hai yếu tố quyết định các mức độ nhiễm bệnh. Ngòai ra, các yếu tố môi trường như đất cằn và khô hạn cũng làm tăng Triệu chứng bệnh bệnh ở các bộ phận trên mặt đất. Bệnh nặng, các giống dễ nhiễm có thể chết trước khi trái chín.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do tuyến trùng Meloidogyne spp. Loài M. incognita (common southern root knot nematode) phân bố rộng rải ở châu Phi, Úc, Ấn Độ, Nam Mỹ, Mỹ. Còn lòai M. ignorata (closely related nematode) đã gây thất thu lớn ở Brazil. Các lòai khác cũng được tìm thấy gây hại đậu nành là M. javanica (Japanese root knot nematode), M. hapla (northern root knot nematode) và M. arenaria (peanut root knot nematode), các lòai này xuất hiện trên đậu nành trồng ở Ấn Độ, Israel, Thổ Nhỉ Kỳ, châu Phi, châu Mỹ.
Trứng và ấu trùng tiền ký sinh của tuyến trùng M. incognita được tìm thấy trong đất. Ấu trùng rất nhỏ, dài khoảng 0,4 mm, là động vật có dạng dài như con lươn. Mầm bệnh thuộc nhóm nội ký sinh. Khi có ký chủ, ấu trùng chui vào rễ và phát triển thành con trưởng thành. Con trưởng thành cái có dạng quả chanh núm và to. Cách chích hút của chúng sẽ kích thích các tế bào rễ lớn bất thường, gọi là các “tế bào khổng lồ” tạo thành những u bướu. Các tế bào khổng lồ này biểu hiện sự phát triển rối loạn của cây, làm cản trở sự vận chuyển nước và dưỡng chất trong hệ thống rễ.
Kết quả của thí nghiệm “phản ứng tế bào học ở rễ của 32 loại cây trồng đối với tuyến trùng Meloidogyne javanica” của Trường ĐHNN IV, cho thấy các giống đậu nành thí nghiệm như Santa Maria, Palmetto, ĐH4, Nam Vang, đều bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, các ký chủ khác có mức độ nhiễm bệnh cao hơn như cà chua, đậu bắp, thuốc lá, dưa leo, đậu đủa, đậu cô ve, cải xanh, điền thanh hạt tròn (Sesbania paludosa) và điền thanh hoa vàng (S. canabina).
Một số cây không bị tuyến trùng M. javanica xâm nhập và gây hại là đậu phộng mõ két, đậu phộng sẻ, các loại cỏ Stylosanthes, các loại muồng như muồng sợi (Crotalaria juncea), muồng lá tròn (C. striata) và muồng lá dài (C. usaramoensis) và cây vạn thọ. Một số cây khác ít nhiễm loài tuyến trùng này là một số giống bắp (Thái hổn hợp sớm, Western yellow, Mehico 7, bắp nếp), một số giống cao lương (Cosor 1, Cosor 2, Darso, Hegari), cây đoản kiếm (cốt khí) và cây trinh nữ không gai. Ở những cây này, tuyến trùng sẽ phát triển và sinh sản kém.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Trong sản xuất, để phòng trị bệnh này, việc sử dụng thuốc trừ tuyến trùng chưa mang lại hiệu quả cao. Nên biện pháp tốt nhất là luân canh.
Luân canh với các loại cây trồng ít nhiễm hoặc không nhiễm nêu trên. Đặc biệt, nên tận dụng các loại cây phân xanh như Stylosanthes, Crotalaria hoặc trồng cây vạn thọ trong hệ thống luân canh để tiêu diệt tuyến trùng M. javanica. Cũng cần biết rõ thành phần tuyến trùng hiện diện trong đất canh tác để chọn cây thích hợp đưa vào hệ thống luân canh, tránh thiệt hại do bệnh gây ra. Các nghiên cứu cho thấy ở bang Florida (Mỹ), đậu phộng cũng không bị nhiễm bệnh do loài M. incognita nhưng lại bị nhiễm nặng với loài M. arenaria.
Cũng có thể phòng bệnh bằng biện pháp hưu canh (summer fallow) nhằm làm giảm mật số tuyến trùng trong đất.

VI. BỆNH HẠI DẬU XANH:

Bệnh đốm lá

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Trên lá có đốm tròn hoặc có góc cạnh, đốm bệnh không đều, màu vàng nâu hoặc nâu, kích thước: 3 - 5 mm. Sau đó đốm chuyển sang màu nâu với tâm màu trắng xám. Các đốm bệnh thường liên kết lại làm cháy từng mảng lá. Bệnh thường nặng vào giai đoạn tăng trưởng cuối của cây.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Cercospora canescens Ellis & Martin. Nấm bệnh thuộc lớp Deuteromycetes, cơ quan sinh sản vô tính gồm:
- Đính bào đài (conidiophores) màu nâu sậm, có 1 - 5 vách ngăn, hơi cong hoặc cong nhiều, kích thước: 20 - 175 x 3 - 6,5 micron.
- Đính bào tử (coniđia) không màu, dài như cái roi, có 5 - 11 vách ngăn, kích thước: 30 - 300 x 2,2 - 5 micron.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Vệ sinh đồng ruộng trước và sau vụ trồng, nhằm hạn chế lây lan.
- Gieo tỉa với mật độ trung bình.
- Phun phòng và trị bệnh bằng thuốc Bordeaux 0,8 - 1%, Copper B, Score 250EC hoặc các thuốc gốc đồng khác.

Bệnh rỉ

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường xãy ra trên lá. Lúc đầu trên mặt lá có những đốm nhỏ li ti, màu vàng; sau đó đốm bệnh to dần, khoảng 1mm, màu nâu vàng hay nâu đỏ, giống như màu rỉ sắt. Đốm bệnh hơi nhô lên khỏi mặt lá. Lá phát triển kém, co lại và rụng sớm. Bệnh này thường xuất hiện cùng lúc với bệnh Đốm lá, gây hại trầm trọng.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Uromyces appendiculatus (Person) Link. Nấm thuộc lớp Nấm Đãm (Basidiomycetes). Mầm bệnh được lưu tồn và lây lan bằng hai dạng bào tử vô tính:
- Hạ bào tử (uredospores) gồm một tế bào, màu vàng hoặc nâu vàng, kích thước: 20 - 30 x 10 - 27 micron, hình cầu hoặc bầu dục, bề mặt có nhiều gai mềm nổi lên.
- Đông bào tử (teleutospores) cũng gồm chỉ một tế bào, màu nâu đỏ, hình cầu hơi phình to ở đỉnh, kích thước: 24 - 41 x 19 - 30 micron.
Trong điều kiện thời tiết ở miền Nam, Việt Nam, dạng hạ bào tử thường xuất hiện hơn dạng đông bào tử. Các hạ bào tử được sinh ra từ ổ nấm hạ bào quần (uredosore) và các đông bào tử từ ổ nấm đông bào quần (teleutosore). Chính các ổ nấm này tạo ra màu sắc và độ nhô của đốm bệnh.
Vào mùa đông, gặp trời rét, đốm bệnh có màu nâu đen, do có sự hiện diện của ổ nấm đông bào quần.
Ngoài hai dạng ổ nấm nêu trên, còn có hai dạng ổ nấm khác là túi đài (pycnidium) và tú bào cơ (aecidium), nhưng hai dạng này hiếm khi xuất hiện trên cùng một cây bệnh.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Áp dụng cách phòng trị giống như đối với bệnh đốm lá đậu xanh.


Bệnh thối gốc

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường xuất hiện sớm. Cây bị vàng héo từ các lá dưới lan dần lên các lá trên rồi chết khô, quanh gốc có vết nâu lõm vào và trong điều kiện ẩm ướt, thường được phủ đầy bởi các loại nấm màu trắng. Sau đó, xuất hiện các hạch nấm màu trắng rồi chuyển dần sang màu nâu. Hạch nấm cũng rơi rải trên đất quanh gốc. Mô dẫn truyền trong thân bị thối nâu.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Rhizoctonia spp. và nấm Sclerotium spp. Đây là hai giống nấm tạo hạch, có cơ quan lan truyền là sợi nấm và hạch nấm. Nấm đa thực có thể tấn công trên nhiều loại cây. Các loại họ đậu đều bị nhiễm bệnh này, nấm lưu tồn trong đất và xác cây bệnh.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Áp dụng cách phòng trị giống như đối với bệnh héo cây con trên đậu nành.


VII. BỆNH HẠI ĐẬU PHỘNG:

Bệnh đốm nâu

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh xảy ra trên lá. Lá có các đốm tròn màu nâu nhạt, sau đó chuyển sang màu nâu đỏ hoặc nâu sậm; ở mặt dưới lá, đốm bệnh có màu nâu vàng, kích thước đốm bệnh khoảng 3- 5 mm.
Khi bệnh nặng, các lá già bị vàng sớm rồi rụng rất sớm, cây yếu và có thể chết trước khi trái già.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Cercospora arachidicola Hori [Mycosphaerella arachidicola (Hori) Jenkins].
Nấm bệnh có thể lưu tồn trong đất và xác cây bệnh. Trong đất, mầm bệnh có thể được lưu tồn trong đất rất lâu 5- 6 năm, do đó, bệnh thường xuất phát từ các lá gốc trước rồi mới lan lên trên.
Cơ quan lan truyền bệnh thường ở dạng sinh sản vô tính gồm:
- Đính bào đài: mọc thành chùm, kích thước: 15-45 x 3-5 micron.
- Đính bào tử: không màu, gồm 5-15 tế bào, với 4-14 vách ngăn, kích thước: 35-120 x 3-5 micron.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Trồng giống sớm nhằm tránh được giai đoạn bệnh trầm trọng, trái chín nhiều trước khi bệnh nặng.
- Chọn thời vụ bệnh ít phát triển: ở miền Nam, Việt Nam (như Long Khánh, Biên Hòa, Bình Dương ...), gieo đậu vào cuối tháng 5: mưa mới bắt đầu và mưa ít, trời ít âm u nên bệnh ít phát triển.
- Vệ sinh đồng ruộng, phát hiện bệnh sớm và thiêu hủy cây bệnh.
- Nên luân canh ngay sau mùa đậu bị bệnh nặng.


Bệnh đốm lá

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Lá và thân có đốm tròn màu nâu đen, kích thước: 1- 5 mm. Triệu chứng này thường rõ ràng ở mặt dưới lá. Ở giai đoạn sau của bệnh, đốm bệnh có những hạt đen nhỏ li ti, phân tán thành các vòng khoen đồng tâm, có viền trũng màu vàng nhạt quanh đốm bệnh. Các đốm liên kết lại thành vết to, dạng không đều đặn, giữa vết có màu nâu xám.
Có thể dựa vào triệu chứng để phân biệt bệnh đốm lá với bệnh đốm nâu như sau:
Các đặc tính Đốm lá Đốm nâu
- Màu sắc đốm bệnh trên lá: Nâu đen Nâu đỏ
- Vết trũng quanh đốm bệnh: Không có
- Dấu hiệu bệnh: Có nhiều hạt đen, nhỏ li ti ở mặt dưới đốm bệnh. Không có
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Cercospora personata (Berkeley & Curtis) Ellis & Everhart. Giai đoạn sinh sản hữu tính là Mycosphaerella berkelyii Jenkins.
Đặc tính của nấm bệnh giống như ở loài Cercospora arachidicola gây bệnh đốm nâu đậu phộng. Tuy nhiên, cơ quan sinh sản vô tính có vài điểm khác nhau:
- Đính bào đài mọc thành chùm ở mặt dưới lá, mỗi chùm có 20-30 cái.
- Đính bào tử có hình trụ, giống như chiếc gậy, có 2-8 tế bào với 1-7 vách ngăn, kích thước: 20-70 x 4-10 micron.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Áp dụng cách phòng trị giống như đối với bệnh đốm nâu trên cây đậu phộng.

Bệnh rỉ

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh xảy ra trên lá, thân và trái, chủ yếu trên lá. Mặt dưới lá có nhiều chấm rỉ lấm tấm, nhô lên khỏi mặt lá, như bụi rỉ sắt. Bệnh phát triển càng nặng vào giai đoạn sinh trưởng cuối của cây. Nếu bệnh xuất hiện sớm, làm cây vàng lá, lá rụng sớm, cây thường chết khi trái còn nhỏ.

(Nguồn: Nguyễn Thị Nghiêm, ĐHCT)
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Uromyces arachidis.
- Hạ bào tử là một tế bào hình cầu hoặc hình bầu dục, có màu vàng nhạt, có nhiều gai nhỏ trên màng tế bào.
- Đông bào tử cũng là một tế bào hình cầu hoặc hình bầu dục, màu nâu sậm, màng tế bào trơn bóng và láng hoặc có ít gai nhỏ. Đầu tế bào hơi nhô ra, gốc có cuống ngắn.
Trong điều kiện ẩm ướt, mầm bệnh được lưu tồn dưới dạng hạ bào tử.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Trồng giống sớm. Đốt hết xác cây đậu khô sau khi nhổ đậu.
- Phun thuốc Maneb 0,3% có thể ngừa và trị được phần nào.


Bệnh héo cây 

Hiện tượng héo cây đậu phộng có thể xảy ra suốt giai đoạn sinh trưởng của cây; ở mỗi giai đoạn sinh trưởng, bệnh có mức độ gây hại và dạng héo khác nhau. Ở giai đoạn cây con đang phân cành, phần lớn cây bị héo lỡ cổ rễ do nấm Aspergillus niger, nhưng đến giai đoạn trổ hoa trở về sau thì phần lớn cây bị héo khô do nấm Rhizoctonia solani hoặc do nấm Sclerotium rolfsii và bị héo tươi do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum.
Bệnh phát sinh và phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ và ẩm ướt tương đối cao, cây sinh trưởng kém. Trên đất trồng độc canh, loại đất cát khô, bệnh thường nặng hơn; riêng dạng héo khô và dạng héo lỡ cổ rễ có phát triển mạnh trên đất giàu chất hữu cơ và trên xác cây chưa hoai mục. Trên đồng ruộng, các mầm bệnh lan truyền nhờ nước mưa và nước tưới.


VIII.BỆNH HẠI HÀNH LÁ:

Bệnh thối mềm

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh này thường phá hại trong giai đoạn tồn trữ hoặc khi đem bán ngoài chợ, không gây hại hại ngoài đồng ngay cả khi cây thành thục.
Vết thối phát triển từ vùng cổ thân và lan dần xuống củ, bệnh phát triển mạnh trong đìều kiện có ẩm độ cao và có mùi đặc trưng.

Nguồn: Chi cục BVTV An Giang
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do vi khuẩn Erwinia carotovora.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Tránh làm xay xát củ hành.
- Tiêu huỷ những cũ hành bị thối.
- Tồn trữ trong điều kiện thoáng mát.
- Dùng bột Talc + Kasuran áo củ hành.


Bệnh thối nhũn

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Cây con (mạ) chết trước hoặc sau khi bệnh thể hiện, sau khi bệnh thể hiện cây bị thối mềm ở phần gần mặt đất, do các tế bào bị mềm và bị vở vụn ra (nhũn). Nấm sống trong đất, tấn công vào cây con qua sự tiếp xúc.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Pythium debaryanum.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Khử đất bằng thuốc bằng thuốc gốc đồng hoặc vôi bột trước khi trồng.
- Lên líp cao thoáng, thoát nước tốt.
- Bón phân chuồng hoai mục.
- Không nên tưới nước quá đẫm.


Bệnh than đen
TRIỆU CHỨNG BỆNH
Nấm sống trong đất, tấn công vào cây con rất sớm trước khi cây nhô lên. Cây con trở nên miển nhiểm nhiều sau khi mọc. Bệnh lan từ tử diệp đến các lá thật, vết bệnh chạy dọc thành màu đen dưới biểu bì và vết bệnh phồng lên.
Bệnh còn gây hại nặng trong giai đoan sau thu hoạch nhất là đối với hành tây, lây lan rất nhanh làm củ bị khô tóp, mất phẩm chất.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Urocystic cepulae.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Khử hạt trước khi trồng.
- Chọn giống tốt (củ) không bị nhiểm bệnh.
- Phun thuốc Ridomil MZ 72 WP, ... với nồng độ 0,1 - 0,2%.

Bệnh phấn trắng

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Lá già bị bệnh có màu xanh nhạt, có lớp tơ nấm màu trắng che phủ lên vết bệnh sau đó tơ nấm chuyển sang màu xanh hơi đỏ. Bệnh nặng làm lá bị gảy và chết. Bệnh này cũng tìm thấy ở cuống lá và hạt. Vết bệnh đầu tiên có hình elip sau đó kéo dài ra, lúc đầu có màu vàng sau đó có màu nâu.
Các cây còn nhỏ ít bị bệnh gây hại, ở các cây lớn các lá già bị hại trước sau đó lan dần đến củ, cuối cùng cây còn ít lá, củ nhỏï và sau đó cây chết. Nấm tồn tại trong củ trong thân và qua đông ở đó.

Triệu chứng trên lá và bào tử nấm (Nguồn: Chi cục BVTV An Giang)
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Peronospora destrustor.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Thăm ruộng thường xuyên.
- Chọn những củ ở những ruộng không bị bệnh.
- Tiêu huỷ tàn dư thực vật.
- Thuốc hóa học Ridomil Gold và Topan.

Bệnh đốm lá

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường gây hại trên các lá non, vết bệnh có hình tròn màu vàng, đường kính khoảng 5 mm. Hầu hết gây bệnh ở phần chosp lá sau đó lan dần xuống gốc lá, cuối cùng lá trở nên có màu nâu xám và khô, thường các lá trên cây đều bị bệnh.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Cercospora dudiae.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Khi thấy bệnh chớp xuất hiện phun các loại thuốc sau: Tilt 250 EC, , Copper B 75 WP, ... với nồng độ 0,1 - 0,2%.


Bệnh tím lá

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Vết bệnh trên lá có màu trắng với viền màu tím, vết bệnh nhỏ, hơi lõm xuống. Các phần bị bệnh mềm yếu sau đó héo rủ xuống, tuy nhiên phần thân vẫn còn đứng. Ở cây trưởng thành vùng cổ lá dễ bị bệnh tấn công tạo thành vết nhũn nước. Vết thối có màu vàng đến đỏ rất dễ nhận dạng, cuối cùng vết bệnh khô và teo tóp lại.

Triệu chứng trên lá và bào tử nấm (Nguồn: Chi cục BVTV An Giang)
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Alternaria porri.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Luân canh hoặc lưu canh trên ruộng đã bị bệnh.
- Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện như Copper B 75 WP, Tilt 250 EC, ... với nồng độ 0,1 - 0,2%.


Bệnh thán thư hành

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh tấn công bất cứ vị trí nào trên cây hành, từ chóp lá đến phần thân sát mặt đất. Gây hại cả trên hành lá lẫn hành củ.

Triệu chứng thán thư trên bẹ hành lá (Nguồn: Trần Văn Hai, ĐHCT)
Vết bệnh đầu tiên và vết tròn mất màu - trắng xám xung quanh màu vàng nhạt, sau đó lớn dần, bên trong vết bệnh có màu trắng xám và có nhiều vòng đồng tâm nhô lên, những vòng đồng tâm có màu nâu đen nhạt đến đậm làm lá nơi đó héo và gãy gục. Bệnh nặng nhiều vết bệnh liên kết lại làm cháy cả lá hoặc chết cả cây.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Colletotricum gloeosporioides Colletotricum sp. gây ra
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Trồng dày vừa phải, lên liếp cao thoát nước tốt cho ruộng hành.
- Bón phân đầy đủ và cân đối, cần tăng cường bón thêm phân hữu cơ hoai mục (phân chuồng, rơm rác, ...).
- Nhổ thu gom những cây, lá bị bệnh đem tiêu huỷ.
- Không tưới nước lên lá hành khi hành bị bệnh.
- Phun thuốc khi thấy bệnh xuất hiện: Copper B, Appencarb, FOLPAN 50SC, .... nồng độ 0,2 - 0,5%, 7 - 10 ngày/lần.


IX. BỆNH KHOAI LANG:

Bệnh đốm lá
TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh đốm lá tương đối phổ biến trên khoai lang, nhưng chưa được lưu tâm nhiều vì mức độ thiệt hại không nặng lắm. Tuy nhiên, trên những ruộng trồng đại trà, bệnh có điều kiện phát triển sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất của khoai lang.
Bệnh có triệu hơi khác nhau tùy theo loại nấm gây bệnh:
* Do loài Cercospora batatae Zim:
Đốm bệnh tròn, đường kính: 5-15 mm, màu nâu sậm, về sau ngả sang đen, thường ít ở riêng rẽ mà tập hợp lại với nhau và chiếm hầu hết phiến lá. Bệnh phát triển mạnh khi khoai sinh trưởng kém và ẩm độ cao.
* Do loài Cercospora bataticola Cif. và Bruner:
Đốm bệnh nhỏ hơn đốm bệnh trên, kích thước: 3-8 mm, màu nâu đỏ, khi vết bệnh còn non, ranh giới giữa vết bệnh với phần mô không bệnh xung quanh thì không rõ ràng.
* Ngoài ra, trên lá còn gặp nhiều dạng triệu chứng khác nhau, do nhiều loài Cercospora khác gây hại.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
* Nấm Cercospora batatae Zim: Đính bào đài có màu nâu, gấp khúc nhiều ở phần trên, nơi đính bào tử rụng, còn để lại sẹo trên đính bào đài. Kích thước: 35 - 45 x 4 - 5 micron.
Đính bào tử có dạng hình sợi chỉ dài, không màu hoặc có màu nhạt, đầu nhọn, có 3-5 vách ngăn. Kích thước: 60 - 100 x 3 - 4 micron.
* Nấm Cercospora bataticola Cif. và Bruner: Đính bào đài có các đặc tính tương tự như của loài trên. Đính bào tử có hình con giun, đầu nhọn, không màu hoặc có màu nâu vàng sáng, có nhiều vách ngăn hơn và có kích thước lớn hơn loài nấm trên: 140 - 180 x 2 - 4,5 micron.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Bón phân đầy đủ và cân đối, chăm sóc cho cây phát triển tốt để tăng sức chống bệnh: nhấc dây, làm cỏ và vun thêm đất cho dây khoai. Sau vụ mùa, cần đốt dây và lá bệnh. Nên áp dụng luân canh trên các ruộng khoai thường xuyên bị nhiễm bệnh.


Bệnh đốm đen

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh còn được gọi là bệnh đốm vòng, đây là một trong những bệnh chủ yếu hại lá, thường gây hại từ khi mới trồng cho đến khi thu hoạch. Bệnh phát triển mạnh khi có mưa nhiều, đất ẩm ướt và vào giai đọan cuối sinh trưởng của cây.
Trên lá có những vết tròn hoặc vết có góc cạnh (khi vết bệnh xuất hiện gần các gân lá) có màu nâu hoặc đen, có kích thước độ 1cm hoặc lớn hơn. Vết bệnh hơi lõm xuống,có viền rất rõ và có những vòng đồng tâm, vết bệnh thường bị khô nứt ở giai đoạn sau, cả lá bị vàng hoặc khô cháy đi. Đôi khi vết bệnh cũng xuất hiện trên củ dưới dạng các vết màu nâu đen với đường kính 1cm.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Alternaria solani (Ell và Martin) Jones và Crout (A. bataticola Ikata). Đính bào đài có màu nâu, phát triển nhô ra khỏi hai mặt lá, có kích thước: 50 -90 x 8 - 9 micron. Đính bào tử có màu nâu vàng, có 5 - 12 vách ngăn, trong số đó có những vách ngăn dọc. Đính bào tử có hình quả chùy với cuống dài, kích thước rất thay đổi: 120 - 269 x 12 - 20 micron. Nấm phát triển thuận lợi ở 26oC, nhiệt độ giới hạn là 12oC và 38oC. Nấm thuộc loài đa thực, có thể gây bệnh cho nhiều loại cây khác nhau, có khả năng lưu tồn trong củ giống và trong xác cây bệnh.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, xử lý củ giống bằng cách ngâm củ trong thời gian 1 giờ - 1 giờ 30 phút vào một trong các dung dịch sau đây: Formol 0,4 - 0,5% ; CuSO4 1% ; HgCl2 0,1%.


Bệnh mềm củ

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Từng vùng vỏ củ bị nhiễm bệnh khi củ bị thương hoặc có vết cắt (củ còn nguyên vẹn thì mầm bệnh không thể tấn công được). Lúc đầu vết bệnh vẫn giữ màu sắc bình thường của củ, sau đó vết bệnh có màu nâu rồi chuyển sang màu đen. Vết bệnh mềm, có chứa chất dịch đặc, khi ấn nhẹ tay vào vết bệnh thì chất dịch này sẽ chảy ra và có mùi hôi. Khi chất dịch này đã bốc hơi hết, vết bệnh trở nên khô, hơi lõm xuống và có chứa lớp mốc màu trắng.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Rhizopus nigricans Ehr. Sợi nấm không màu lúc còn non, về sau có màu hơi vàng, từ đó mọc thẳng ra các bào đài (sporangiophores),, bào đài rất dài: 2-4 mm. Bào tử phòng (sporangiospores) hình cầu màu nâu, bề mặt có dạng hình mạng lưới, đường kính: 10-15 micron. Các sợi nấm giao phối tạo thành các hợp bào tử (zygospores) màu nâu sậm, hình cầu với đường kính: 160-220 micron, bề mặt có gai. Ngòai loài nấm này, trên củ còn có thể gặp một số loài Rhizopus khác và bên cạnh triệu chứng thối củ, các loại nấm này còn tạo ra các vết bệnh cạn và nằm riêng rẽ trên các vỏ củ. Nấm phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao. Lúc đầu, nấm sống họai sinh trên các vết thương, tiết ra men diastaza làm chết tế bào xung quanh, rồi lan dần ra. Về điều kiện nhiệt độ, các lòai nấm Rhizopus có các đòi hỏi khác nhau, được chia làm hai nhóm nấm:
- Nhóm phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao: 30-32oC và có thể lên đến 42oC, như các loài nấm: R. tricici Saito, R. nodosus Namsyl, R. oryzae Went và Prings và R. maydis Bruderl.
- Nhóm phát triển ở nhiệt độ thấp: 18-24oC và ngưng sinh trưởng ở 30-32oC, như các lòai nấm: R. nigricans Ehr., R. reflexus Bain và R. artocarpi Rac.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Khi thu hoạch, cần nhanh chóng, không gây vết thương cho củ. Tồn trữ củ nơi thoáng mát, khô ráo. Khi chất khoai, cần nhẹ nhàng và không chất thành đống cao.


Bệnh thối đen

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Đây là một trong những bệnh hại củ tương đối phổ biến và quan trọng, vì bệnh rất dễ lây lan và có thể tấn công từ giai đoạn cây con đến khi thu hoạch và tồn trữ. Đôi khi trong lúc thu hoạch, bề ngoài củ trông vẫn bình thường, nhưng sau một thời gian tồn trữ thì củ mới biểu hiện triệu chứng và gây thiệt hại nhiều, nhất là khi chuyên chở.
Ở cây con: thân dưới đất có vết đen, gốc thân cũng có màu đen và thối, cây héo chết. Trên củ và thân ngầm: có các đốm tròn màu nâu hoặc đen, đường kính: 2-3 cm, đốm bệnh ăn sâu vào trong củ, làm củ có vị đắng và gây độc cho động vật. Đôi khi giữa đốm bệnh có mốc đen, đó là phần cổ của bao nang có miệng (perithecium) của nấm bệnh.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Ceratostomella fimbriata (Ellis và Halsted) Elliot (Endoconidiophora fimbriata (Ellis và Halsted) Davidson. Đính bào tử có hình trụ dài, không màu, là một tế bào có kích thước thay đổi: 16 - 31 x 6,5 - 8 micron. Các đính bào tử được thành lập bằng hình thức nội sinh và được sắp xếp thành chuổi. Bì bào tử (chlamydospore) rất ít khi được hình thành, có dạng hình cầu hoặc bầu dục, màu nâu ô-liu, có vách dày, chứa các giọt dầu, kích thước: 13,6 - 22,2 x 12,2 -13,8 micron. Bao nang có miệng, dạng hình cầu với đường kính: 50 - 100 micron, có cổ dài và thẳng, màu đen, thường dễ nhầm là túi đài vì các nang (asci) bị phân hủy rất nhanh. Nang bào tử có kích thước: 4,5 - 8,7 x 3,5 - 4,7 micron.
Nấm gây bệnh có thể sống trong đất vài ba năm. Nấm phát triển tốt nhất ở nhiệt độ: 22,7 - 25oC, trên 35oC, nấm hầu như không phát triển được. Do đó, khi giữ củ khoai ở 43oC trong một ngày, có thể diệt được nấm bệnh.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Dùng củ hoặc dây khoai không bệnh để gây giống. Vệ sinh đồng ruộng: gom và thiêu đốt xác cây bệnh sau khi dở khoai. Áp dụng luân canh đối với các ruộng thường xuyên nhiễm bệnh. Xử lý củ giống bằng cách ngâm củ vào một trong các dung dịch sau: CuSO4 4 - 5% hòa với nước vôi 4 - 5%, acid boric 2% trong 10 phút, borac 2,5% trong 10 phút hoặc trong nước nóng 47 - 48oC trong 40 phút.


Bệnh hà vỏ


Phần thân trong đất và củ đều bị nhiễm bệnh, lúc đầu là các đốm nhỏ, màu nâu nhạt; sau đó, đốm lớn hơn và có màu nâu đen hoặc đen. Đốm bệnh chỉ có trên lớp vỏ củ, không ăn sâu vào trong, đây là đặc điểm được phân biệt với bệnh thối đen.
Bệnh do nấm Monilochaetes infustans Ellis và Halsted. Đính bào đài mọc thẳng, riêng rẽ, không màu, dài 40-170 micron. Đính bào tử là một tế bào không màu, có hình ellip, kích thước: 12-20 x 4-7 micron.
Áp dụng cách phòng trị giống như đối với bệnh thối đen