Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Thăm miền Tây sông nuớc Tiền giang


Được tin khoảng 9 giờ sáng Nguyễn Thị Băng Tâm đón tôi đi Miền Tây bằng chiếc xe by chỗ ngồi của phu quân. Anh bạn lái xe thật sự chu đáo và vui tính. Do có sự phối hợp với công ty dịch vụ du lịch trước nên ba thầy trò chúng tôi ( Hùng Thao và Băng Tâm ) được hưởng một chuyến đi trên sông nước tới thăm hoa trái miệt vườn, vừa thưởng thức văn ngh vừa được nếm hoa quả đặc sản của vùng Tiền Giang Bến Tre, tới xem nơi sản xuất kẹo dừa Bên Tre. Chẳng mấy chốc đã thấy kiến bò bụng, cả ba chúng tôi và cô hướng dẫn viên du lịch rong ruổi trên chiếc xe ngựa hai bánh. Bác xà ích điều khiển khéo léo còn chú ngựa ngoan ngoãn chạy băng băng. Riêng Băng Tâm thì xót xa về chú ngựa quá gầy mà hàng ngày phải cố chạy chở khách như vy. Cô hướng dẫn viên, với giọng nói dễ thương, nhiệt tình giới thiệu về cảnh vật và con người ở đây. Trong chiếc lều đơn sơ chúng tôi ngồi nghỉ uống nước và một thoáng nhà hàng đã bày món đặc sản : Cá tai tượng chiên xù. Tôi tò mò hỏi : món đặc sản này tác dụng chính là bổ âm hay bổ dương ? Cô hdv khéo léo ứng xử trả lời :Cá tai tượng chiên xù giúp điều hoà âm dương nên rất bổ dưỡng “ khiến mọi người quên hết cả mệt nhọc” … Tôi vội lấy máy ghi hình để quảng cáo cho đặc sản của vùng này đối với ai chưa có cơ hội đặt chân đến.


Xuôi dòng kênh dưới bóng dừa nước

Chợ nổi trên sông Tiền

Ong vườn chào khách

Quả ngọt đón nắng

Đờn ca tài tử miền quê

“Hôm nay mẹ không về ăn cơm trưa! “

Trái dừa nước, nghe nhiều nay mới thấy!

Chân mỏi quá rồi!…


Bưởi tép trộn với tôm tươi

Vừa ăn, vừa cười… quên mất phồng tôm!


“Tai tượng” nguyên vẩy, chiên xù

Khế chua, chuối chát gật gù khen ngon


Thân cò nay đã thảnh thơi…

?..!

về miệt vườn vĩnh long thưởng thức trái cây, cá nướng

Cuối tuần, để tránh cái nóng bức và ồn ào của Sài Gòn, bạn có thể làm một chuyến đi ngắn về Vĩnh Long, vừa để du lịch, vừa để thưởng thức những loại trái cây đặc sản của vùng đất miệt vườn.

Sông nước mênh mang.

Trong tour du lịch miệt vườn Vĩnh Long, điều thú vị là bạn sẽ được chu du bằng thuyền qua các cù lao. Thuyền chạy trên sông, gió thổi lồng lộng, màu xanh của các cù lao ăn trái trải dài trông thật mát mắt. Bạn có thể thả hồn vào một không gian trong lành, yên bình và thưởng thức … một trái dừa mát lạnh.

Vĩnh Long từ lâu nổi tiếng với các vườn cây ăn trái sai quả, bốn mùa cây xanh lá, trái chín ngọt ngào. Trái cây hầu như mọc quanh năm, mùa nào thức ấy, mỗi loại mang một hương vị riêng…

Trái cây Vĩnh Long phong phú.

Vĩnh Long có giống bưởi Năm Roi Bình Minh nổi tiếng. Bưởi Vĩnh Long ít hạt, múi bưởi đều, giòn và ngọt thanh. Tên gọi bưởi Năm Roi hẳn cũng khiến nhiều người tò mò. Giống bưởi Năm Roi do ông Trần Văn Bưởi tìm thấy. Tương truyền, sợ con cháu trong nhà hái trái làm mất giống cây quí nên ông Bưởi đe: "Đứa nào mà hái trái cây của ông Bưởi là ông đánh năm roi nghe chưa". Vì câu nói của ông, giống bưởi có tên gọi là "Năm Roi". Bưởi năm roi có tên gọi từ đó.

Bưởi Năm Roi.

Đây còn là xứ sở của những chùm chôm chôm Bình Hòa Phước được xem là ngon nhất cả nước với nhiều giống khác nhau. Ai đã đến Vĩnh Long chắc chẳng thể nào quên được những chùm chôm chôm chín rộ đỏ tươi rực rỡ. Chôm chôm “tróc” trái tròn dài, khi chín có màu đỏ thẳm, gai mềm, ruột trong màu trắng, vị ngọt đậm; chôm chôm Java trái tròn gai ngắn, cùi trắng giòn và thơm ngọt; chôm chôm nhãn nhỏ hơn, khi chín vỏ màu vàng sẫm pha lẫn chút xanh, ruột trắng, ngọt đậm, thoang thoảng mùi nhãn chín. Mùa thu hoạch chôm chôm vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 7 nhưng hiện nay, người nông dân Vĩnh Long đã nghiên cứu trồng được giống chôm chôm trái mùa.

Chôm chôm chín đỏ.

Khi mùa chôm chôm đi qua, những vườn chôm chôm chỉ còn lại lá những tán lá xanh thì vùng đất cù lao lại phảng phất mùi thơm của mùa nhãn chín, tiếp nối mùa chôm chôm. Đến Vĩnh Long, bạn sẽ được thưởng thức loại nhãn xuồng, nhãn tiêu cùi dày, vỏ mỏng, vàng đều, nhiều nước và ngọt lịm. Những chùm nhãn sum suê ẩn hiện trong tán lá xanh rì như mời gọi du khách.

Nhãn xuồng.

Vùng miệt vườn này còn nức tiếng với cam sành Tam Bình vừa to, vừa có vị ngọt thanh tao. Ngoài ra còn có sầu riêng (Ri 6, Chín Hóa), quýt đường, xoài (Hòa Lộc, Cát Chu)…
Đến Vĩnh Long, đi vào tận từng vườn cây ăn trái, tự mình hái những chùm quả thơm ngon, tươi rói và nghe đờn ca tài tử, vậy là bạn đã được trải mình trong một không gian văn hóa miệt vườn đậm chất Nam Bộ rồi đấy.

Hoặc bạn có thể bè mương tát cá sau đó tận thưởng món cá lóc nướng chui do chính bạn bắt được.





trái cây quê tôi

Chôm Chôm

Sầu riêng

Măng cụt

Ca cao

Chuối

Trứng cá

Vú sữa

Lê ki ma

Bưởi

Táo

Me Keo

Trái Trâm


Ổi


Dứa

Nhãn


Thanh Long

Bòn bon


Dưa gang


Sung

Trái thần kỳ

Trái đào tiên

Trái bàng

rau sach ra chợ " hấp hối"

Chỉ 4 tháng kể từ ngày rau sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP (tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) được đưa ra tiêu thụ ở các chợ TP.Hồ Chí Minh, đến nay, mô hình này đang trong tình trạng “hấp hối”.

Trong các chợ có cử tiểu thương tham quan quy trình sản xuất và sơ chế rau theo tiêu chuẩn VietGAP tháng 6 vừa qua, hiện chỉ còn chợ Văn Thánh và chợ Vườn Chuối bán các loại rau sạch, nhưng cũng chỉ lèo tèo vài ba sạp, mỗi sạp trưng bày vài gói lẫn lộn trong những loại rau không có xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.



Ra chợ rồi… “hấp hối”












Rau sạch có mặt rất thưa thớt tại chợ.

Tại chợ Bàn Cờ, kế hoạch đưa rau sạch về bán đã được Ban quản lý (BQL) chợ nhiệt tình ủng hộ. “Khi HTX Thỏ Việt xuống bàn bạc kế hoạch đưa rau sạch về, BQL chợ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi, giới thiệu những sạp hàng có vị trí tốt cho HTX, đưa tiểu thương đi tham quan nơi trồng rau sạch, nhưng sau đó HTX lại không cung cấp rau” - ông Lê Hữu Thọ - Trưởng BQL chợ Bàn Cờ bức xúc.



Ở chợ Vườn Chuối, HTX Thỏ Việt cung cấp rau sạch cho 4 - 5 sạp hàng bán thử nhưng thấy không có hiệu quả kinh tế, việc phân phối lại không thuận tiện nên HTX cũng “nghỉ” luôn mối này.


Giá rau VietGAP thường cao hơn từ 2 đến 3 lần so với rau “tạp nham”, một bó rau muống 0,5 kg thường có giá 3 nghìn đồng, rau VietGap giá 10 nghìn đồng, rau dền thường giá 2-5 nghìn đồng thì rau dền VietGap giá 9 nghìn đồng. Sự chênh lệch giá này khiến các tiểu thương ngại vì khó bán.


Người mua e ngại


Tại TP.HCM, hiện có 6 HTX được cấp chứng nhận rau đạt chuẩn VietGAP, trong đó HTX Thỏ Việt chủ yếu cung cấp rau sạch cho các cơ sở bán lẻ.









Tại các siêu thị, quầy hàng rau sạch gồm Thỏ Việt, Hương Cảnh... vẫn luôn đắt hàng. Tất nhiên, nhóm nội trợ chọn mua rau trong siêu thị hầu hết đều có mặt bằng kinh tế cao hơn nhóm nội trợ đi chợ truyền thống, hoặc là những gia đình ít người, người độc thân. Họ cho biết rau này giòn, ngọt hơn rau cùng loại ngoài chợ.

Giải thích việc không thể bỏ mối thường xuyên cho các chợ như Văn Thánh, Vườn Chuối, bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc - Chủ nhiệm HTX Thỏ Việt cho rằng, do hệ thống phân phối của HTX còn mỏng, các chợ trên lại trái tuyến đường nên xe đưa rau không kịp vào đúng lúc họp chợ.


“Thời gian gần đây triều cường rất cao làm cho sản lượng rau sạch của HTX giảm sút nên không thể đảm bảo nguồn hàng cho các chợ.


Hơn nữa, việc tiêu thụ rau sạch ở các chợ rất chậm, lại không có hệ thống bảo quản khiến rau hao hụt nhiều, HTX thua lỗ cũng nhiều. Mới đây, HTX đã phải tăng giá rau lên 10% để giảm bớt thua lỗ” - bà Ngọc cho biết thêm.


Tuy rau VietGAP được đóng gói cẩn thận, bao bì ghi đầy đủ nơi sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, nhưng hầu hết người đi chợ đều chọn mua các loại rau “không an toàn”.


Tâm lý e ngại rau thừa, rau sạch giả, lại muốn chọn từng cọng khi mua rau đã khiến rau sạch không được nhóm các bà nội trợ này ưa chuộng.


Tại chợ Bình Điền, sạp rau VietGAP của HTX Phước An dự kiến mỗi ngày cung cấp khoảng 500kg rau sạch, nhưng hiện nay cũng chỉ bán được khoảng 100kg/ngày.


Nguồn: Dân Việt

Tiêu chuẩn chọn rau sạch

Thời gian vừa qua đã có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề rau sạch trong cả nước. Song để chọn ra tiêu chuẩn chung để nhận biết đâu lá rau sạch chắc hẳn không nhiều người tường tận.

Hiện nhiều người tiêu dùng mua phải loại rau trồng không bảo đảm vệ sinh do thực tế đang có không ít nông dân ngoại thành chưa thực hiện đúng quy trình sản xuất rau sạch, sử dụng nguồn nước ô nhiễm để tưới rau xanh.


Rau sạch

Các chuyên gia cho rằng, rau sạch là loại rau mà ngay từ khâu gieo trồng không bị bón phân đạm, hoặc bón rất ít phân đạm để tránh ô nhiễm muối nitrat, thay vào đó phải bón phân vô cơ như phân chuồng, phân bắc ủ hoai. Muốn tránh ô nhiễm thuốc sâu, phải chọn loại giống cây khỏe chống được nhiều sâu bệnh và chỉ được phun thuốc sâu sinh học, tuyệt đối không phun thuốc sâu hóa học, nhất là trước khi thu hoạch rau, tuyệt đối không được dùng thuốc trừ sâu. Nếu vườn rau xuất hiện sâu bệnh phải dùng côn trùng có ích diệt sâu, hoặc con người phải trực tiếp bắt sâu. Ngoài ra, không tưới rau bằng nước thải của thành phố, vì nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt có chứa nhiều hóa chất ô nhiễm và vi trùng gây bệnh.

Đạt được những yêu cầu trên, rau xanh sản xuất ra về cơ bản có thể gọi là rau sạch. Cũng theo các chuyên gia, muốn mua được rau sạch, người tiêu dùng nên tìm đến các cửa hàng bán rau sạch có uy tín trên địa bàn thành phố.

(theo Hanoimoi)

Quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn

Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quy định tạm thời về sản xuất rau "vệ sinh an toàn thực phẩm" với các tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến:

- Hàm lượng Nitrat (NO3-)

- Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu là As, Pb, Hg, Cu, Cd.

- Mức độ nhiễm khuẩn và ký sinh trùng đường ruột: E. coli, Samonella, trứng giun đũa),

- Và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phải ở dưới mức quy định của FAO và WHO.

Qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm và triển khai sản xuất nhiều năm có kết quả, chúng tôi đã xây dựng thành công quy trình cụ thể để thực hiện sản xuất "rau an toàn" trên diện tích đại trà nhằm đảm bảo cung cấp cho số đông người tiêu dùng trong nước và tiến tới phục vụ cho xuất khẩu.

1. Quy trình kỹ thuật làm giảm hàm lượng nitrat có trong sản phẩm

Xuất phát từ cơ sở khoa học, cây trồng hút đạm ở dạng NO3- hay NH4+ cũng phải chuyển thành NH4+ để kết hợp với glucid thành amino acid và động thái hút đạm của các loại rau, việc bón đạm thực hiện theo những quy trình sau.

- Các loại rau có thời gian trồng (từ khi trồng đến khi thu hoạch) lớn hơn 4, 5 tháng phải ngừng bón đạm vào tháng thứ 3.

- Các loại rau có thời gian trồng khoảng 3 tháng phải ngừng bón đạm vào tháng thứ 2.

- Các loại cây có thời gian trồng trên 1 tháng phải ngừng bón đạm khoảng 20 - 25 ngày trước khi thu hoạch.

- Các loại cây ăn quả thu hoạch nhiều lần phải thực hiện ngừng bón đạm trước khi thu khoảng 5-7 ngày. Sau mỗi lần thu hoạch mới bón đạm tiếp, phải đợi quả thuần thục để NH3- trong cây chuyển sang dạng NH4+ tạo thành amino acid.

- Ðối với rau ăn quả non phải bón đạm tập trung sớm trước khi thu hoạch đợt quả đầu, sau mỗi đợt thu hoạch chỉ bón phân hữu cơ. Nếu thấy hiện tượng thiếu đạm mới bón phân urea, nhưng chỉ bón với lượng thấp (50-60 kg/ha).

2. Quy trình kỹ thuật làm giảm hàm lượng nguyên tố nặng trong sản phẩm

Xuất phát từ khả năng giữ chặt các nguyên tố nặng trong điều kiện đất thoáng khí, tơi xốp, quy trình được xây dựng như sau:

Phải thực hiện tốt biện pháp xới xáo theo từng thời kỳ được hướng dẫn trong biện pháp canh tác.

Sau khi gieo trồng xong phải phủ rơm rạ, trấu sau đó để lại và rắc vôi khoảng 20-25 kg/ha để phân hủy thành mùn humic và humin. Do hàm lượng mùn cao đất hình thành cấu tượng tốt, nên đất thoáng tạo điều kiện ôxyhoá. Các nguyên tố nặng sẽ bị giữ chặt.

3. Quy trình làm giảm ký sinh trùng

Phải bón phân xuống đất, không được tưới phân hữu cơ lên cây, lên sản phẩm.

Tuyệt đối không được dùng phân tươi. Phân phải được ủ theo kỹ thuật ủ nóng (ủ xốp) để giết các nguồn ký sinh trùng.

Ðể thay thế nguồn phân hữu cơ, dùng rơm, rạ trấu phủ luống và kết hợp bón khoảng 20-50 kg vôi bột rắc lên các chất phủ.

4. Quy trình kỹ thuật bảo vệ thực vật (không dùng các hóa chất BVTV và giảm dùng các thuốc BVTV vi sinh)

a. Ðể đảm bảo vừa trừ được sâu bệnh mà không phải dùng các hóa chất độc và giảm tối đa hàm lượng các độc tố do thuốc vi sinh phải thực hiện kỹ thuật phun cụ thể đối với sâu. Mỗi loại sâu có các tập tính khác nhau, kỹ thuật phun cụ thể cho từng loại sâu cũng khác nhau:

- Các loại sâu có tập tính ăn và nằm ở phần trên của lá như bọ nhảy, bọ rùa, sâu đo, sâu khoang, bướm trắng? chỉ cần phun với liều lượng thấp và dùng bép bơm có hạt nhỏ thì khả năng tiếp xúc vẫn cao và tỉ lệ chết cao.

- Các loại sâu có tập tính nằm dưới lá nhưng nằm ở các tầng lá dưới và khả năng di chuyển kém như rầy, rệp? Phải dùng bép to, khi phung phải phun cho vòi xuống tầng thấp. Nếu phát hiện sớm thì chỉ cần phun xung quanh chỗ có sâu và xung quanh khoảng 1-2 m2. Phòng khả năng có trứng đã đẻ rồi nhưng chưa nở.

- Ðối với loại ẩn nấp kẽ lá, bẹ lá và các khe hẹp, ít di chuyển như nhện đỏ. Ðối với loại này chỉ cần tập trung phun thật kỹ vào các ổ nhện bằng bép to để có thể thấm sâu vào trong kẽ lá tăng khả năng tiếp xúc.

- Ðối với những loại sâu dưới kẽ lá hoặc ẩn nấp bằng cách nhả tơ như sâu tơ hoặc giả chết như loại bọ cánh cứng thì phải dùng liều cao phun hạt lớn. Thuốc có thể chảy xuống các khe, kẽ để tiếp xúc với sâu. Ðối với sâu giả chết có thể phun xuống đất.

- Ðối với những loại sâu nằm dưới đất như sâu xám phải tưới thuốc sâu ngấm sâu đến chỗ sâu đang ẩn nấp.

- Ðối với sâu đục thân, đục lá, đục quả, đục hoa thì phải phun bằng hạt to liều lượng lớn ở thời kỳ bắt đầu phát hiện bướm để có thể giết trứng, sâu non mới nở trong kẽ lá, hoa, quả. Có thể dùng bơm hai bép cho dòi đục lá để trừ ruồi, dòi và trứng trong lá.

Dùng thuốc BT xử lý nồng độ 0,1% để phun không pha đặc hơn.

Phải thực hiện phun phòng ngay từ khi trồng hoặc phát hiện thấy sâu xuất hiện.

Ðối với mỗi loài sâu tuy thực hiện kỹ thuật khác nhau nhưng phải phun ướt đẫm vào vị trí cần phun.

b. Ðối với bệnh phải thực hiện kỹ thuật cụ thể cho từng loại bệnh

Nhóm bệnh xâm nhập và gây bệnh trên thân, lá, hoa, quả mà các bộ phận này nằm ở phía trên của cây. Nhóm bệnh này lan truyền và gây bệnh nằm ở các vị trí thuốc dễ tiếp xúc nên có thể phun bép nhỏ.

Nhóm bệnh xâm nhập và gây bệnh trong các khe, kẽ, bẹ lá, lá có nhiều nếp nhăn, lá có nhiều lông và các loại cây có mô biểu bì, thụ bì dày che khuất các vết bệnh bên trong và dễ đọng nước là điều kiện cho bệnh phát triển. Phải phun bằng bép bơm có hạt to, liều lượng lớn để cho thuốc có thể thấm vào các khe kẽ lá.

- Nhóm bệnh gây trên các loại cây có thân thẳng đứng, khi phun thuốc dễ bị rửa trôi thì phải phun bằng bép bơm có hạt nhỏ để cho thuốc bám lâu trên cây không bị trôi và phải phun trên chu kỳ dày hơn.

- Nhóm bệnh phát triển ở dưới đất thì khi phun phải kết hợp phun với xới xáo, vun đất cho kín phần cổ rễ, rễ mà bệnh có thể xâm nhập.

- Nhóm bệnh phát sinh và phát triển bên trong các bộ phận của cây, thì phải phun phòng thường xuyên để ngăn không cho bệnh thâm nhập.

Trên đây là kỹ thuật phun nói chung cho tất cả các loại thuốc, nhưng đối với thuốc vi sinh hoạt hóa do chúng có khả năng thấm vào trong cây và hình thành như là các chất tự kháng bệnh nên kỹ thuật phun không cần phải thật khắt khe như phun thuốc hóa học, mà hiện nay đang dùng.

Ngoài ra có thể phân nhóm bệnh theo sự phát triển của bệnh theo thời tiết và tốc độ phát triển của bệnh thì phải phun theo dự đoán thời tiết, theo chu kỳ gió mùa (chu kỳ hòan lưu)).

Dùng thuốc BVTV vi sinh hoạt hóa nồng độ 20 ppm không phun đặc hơn. Phải thực hiện phun phòng ngay từ đầu hoặc khi phát hiện có vết bệnh hoặc trước khi thời tiết thuận lợi cho bệnh phát sinh và phát triển (xem và phun theo lịch ngày bắt đầu thay đổi thời tiết).

Trên đây là quy trình kỹ thuật sản xuất "rau an toàn" đầu tiên được xây dựng theo quy định dự thảo về sản xuất rau "vệ sinh an toàn thực phẩm". Quy trình căn cứ vào các cơ sở khoa học và thực tiễn áp dụng kỹ thuật trong sản xuất rau an toàn và hiện nay đã đạt được những kết quả tốt. Trong quá trình áp dụng mở rộng trong sản xuất, quy trình kỹ thuật sản xuất "rau an toàn" sẽ tiếp tục được bổ sung để ngày càng hoàn chỉnh hơn.


DOANH CHÍNH

Kỹ thuật trồng hoa lan




Hiện nay, nghề trồng hoa lan khá phát triển ở khắp cả nước, không ít nông dân đã khấm khá nhờ trồng lan. Thuận lợi của trồng lan là không cần diện tích đất lớn, nếu chăm sóc tốt thu nhập mang lại khá cao. Tuy nhiên, lan là loại cây trồng đòi hỏi cao về kỹ thuật, vì vậy người trồng phải tuân thủ kỹ các biện pháp trồng và chăm sóc.


1/ Thiết kế vườn trồng

Nếu trồng lan để kinh doanh nên thiết kế khung giàn bằng sắt cho chắc chắn đảm bảo độ bền, chống được gió bão. Giàn che ánh sáng dùng lưới màu xám hoặc xanh đen. Hàng trồng lan thiết kế vuông góc với hướng đi của nắng cây sẽ sinh trưởng tốt hơn.

Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng nên đặt thêm các chậu cảnh như cau, mai chiếu thủy, nguyệt quế... để giảm bớt khô nóng do kết cấu bê tông, mái tôn xung quanh.

2/ Cách chọn giống và trồng

Các giống lan được trồng ở nước ta rất nhiều, song trồng kinh doanh nên chọn Dendrobium, Vanda, Mokara, Phalaenopsis, Oncidium, Cattleya, Hồ điệp, Vũ nữ. Đây là những loại ra hoa nhiều, liên tục, hoa rất đẹp và cây sống bền. Khi trồng nên chọn nhiều màu sắc, chủng loại khác nhau sẽ dễ tiêu thụ hơn. Nếu trồng lan để chơi, giải trí nên trồng Dendrobium, Vũ nữ, Hồ điệp vì đây là những loài dễ chăm sóc và ra hoa.

Trồng lan có thể nhân giống bằng nuôi cấy mô hay tách mầm. Có thể chọn tách mầm từ các chậu lan lớn, mỗi phần để 2 - 3 nhánh, dùng dao sắc khử trùng bằng cồn, cắt gọn, sau khi cắt bôi vôi vào vết cắt cho nhanh lành sẹo.

Giá thể để trồng lan có thể dùng than gỗ, xơ dừa, vỏ đậu phộng.

Dùng than gỗ nên nung để nguội, chặt khúc, kích thước 1 x 2 x 3 cm, đem ngâm nước, sau đó rửa sạch và phơi khô.

Dùng xơ dừa, xé tơi ngâm khoảng 1 tuần cho bớt tamin và mặn, phơi khô.

Dùng vỏ đậu phộng nước phun nhiều lần để loại bỏ một số tạp chất, giảm nhiệt, chất dầu, sau đó cho vỏ đậu phộng vào chậu bằng nhựa hay khay đất nung, kích cỡ tùy loại và độ tuổi. Nếu trồng trên luống thì cho vỏ đậu phộng vào luống dày 20 cm. Dùng vỏ đậu phộng có ưu điểm giá thành rẻ, vỏ đậu phộng hút nước ít, độ ẩm vừa phải, lan ít bị nấm bệnh.

Trồng lan trên luống nên làm luống rộng 80 cm, dài tùy khổ đất, cho vỏ đậu phộng vào dày 20 cm. Hai đầu luống có thể dùng cột bê tông hay cột sắt để căng dây cáp, mỗi luống cần 3 hàng dây cáp nhỏ trên thanh ngang để định vị cho cây lan. Có thể điều chỉnh độ cao của dây cáp theo sự phát triển của lan.

Nếu dùng lan cấy mô thì khi lan mô đạt khoảng 4 cm cần chuyển ra ngoài. Cây mô rửa sạch để trên miếng lưới hay rổ kê trên chậu nước để giữ mát cho cây con. Giai đoạn trồng chung trên giàn lấy xơ dừa bó xung quanh cây lan cấy mô, dùng dây thun cuốn lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng trên giàn được 6 - 7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ, sau 6 tháng chuyển tiếp sang chậu lớn. Sau mỗi lần chuyển chậu khoảng 1 tuần mới được bón phân. Khi thay chậu dựa vào kích cỡ của cây cho phù hợp. Lưu ý, lan trồng trong chậu lâu ngày ra hoa ít, dỡ lan ra khỏi chậu, cắt bớt các rễ già và quá dài, chuyển sang chậu mới, thay giá thể mới, lan sẽ sinh trưởng tốt, ra hoa trở lại.

3/ Chăm sóc

Lan dễ chăm sóc, nếu chúng ta đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Các yếu tố quan trọng nhất cho lan là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng.

Lan không chịu ánh sáng mạnh nên phải làm giàn lưới che bớt ánh sáng. Khi mới trồng làm lưới che hai lớp, ánh sáng phù hợp nhất là 65 - 70%. Sau khi trồng lan tưới 2 lần/ngày và chỉ tưới phun sương. Trồng 3 ngày tưới vitamin B1, pha 1 cc/lít để kích thích ra rễ. Sau 7 ngày tưới phân NPK 30-10-10, liều lượng 5 - 10 gram pha vào bình 8 lít để phun. Khi cây nảy chồi mới, cây ra rễ nhiều tăng lượng phân bón.

Phân bón: Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ dinh dưỡng cao, vì vậy bón phân cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá. Phân bón cho lan chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây. Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm cao, lân và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp trong khi lan nở hoa cần kali cao, lân và đạm thấp hơn. Phân bón thích hợp cho các thời kỳ này là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển.

Nước tưới: Lan rất cần nước cho quá trình sinh trưởng phát triển. Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, giả hành teo lại, lá rụng. Thừa nước, rễ cây hay bị nấm bệnh, thối đọt nhất là với các giống lan có lá đứng mọc sít nhau. Nước tưới cho lan không được quá mặn, phèn và clor. Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.

4/ Bảo quản hoa cắt cành

Trồng lan cắt cành nên cắt hoa khi mới nở. hoa lan cắt cành xong nên ngâm trong dung dịch bảo quản khoảng 15 phút, sẽ giúp hoa tươi lâu. (nguồn: sinhvatcanh.org)