Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Bệnh lúa von hại lúa


Trong nhiều vụ lúa vừa qua, bệnh lúa von đã phát triển nặng trên một số giống lúa như Jasmine 85, OM 2517, IR42…ở An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng. Tại Diễn đàn Khuyến nông @ Công nghệ được tổ chức tại An Giang ngày 20/4/2007 với chuyên đề “Các giải pháp kỹ thuật thích hợp cho vụ lúa Hè Thu 2007 ở Nam bộ”, nhiều nông dân rất quan tâm đến đối tượng bệnh hại này và đã yêu cầu các nhà khoa học giải đáp, hướng dẫn biện pháp phòng trị sao cho có hiệu quả.


Bệnh lúa von do nấm Fusarium moniliforme gây ra. Bệnh có thể gây hại từ giai đoạn mạ đến thu hoạch, tuy nhiên thực tế đồng ruộng cho thấy giai đoạn mạ và thời kỳ đẻ nhánh thường bị nhiễm bệnh mạnh nhất và các bộ phận ở phía dưới như rễ, gốc thân dễ bị nhiễm bệnh. Cây mạ bị nhiễm bệnh vươn dài ra cao hơn hẳn cây lúa bình thường, có bộ lá mỏng màu xanh vàng, thối rễ và bị chết. Ở giai đoạn đẻ nhánh, cây bị bệnh ít nở bụi, gầy và cao lêu nghêu, lá đòng có màu xanh vàng dễ nhận biết nhô lên hẳn phía trên tầng lá bình thường của ruộng, lóng phát triển dài ra, thường mọc nhiều rễ phụ ở đốt (rễ gió) và có thể thấy lớp phấn trắng phớt hồng bao quanh đốt thân và vị trí xung quanh đốt thân. Cây lúa bị nhiễm bệnh hoặc sẽ chết, hoặc cũng cho bông nhưng tỷ lệ hạt lép rất cao, vỏ hạt màu xám, nếu thời tiết ẩm ướt trên vỏ hạt xuất hiện lớp phấn trắng phớt hồng, nếu thời tiết khô trên đốt thân và vỏ hạt có nhiều chấm nhỏ màu xanh đen.


Nấm bệnh sinh ra bào tử và theo gió lây lan. Nấm tồn tại trên rơm rạ cây lúa bị bệnh, trên hạt lúa và ở trong đất. Ở trong đất, nấm có khả năng lưu tồn khoảng 2 năm gây nên sự tích lũy làm khả năng vụ sau bệnh nặng hơn vụ trước, năm sau bệnh nặng hơn năm trước.


Thời gian qua, bà con nông dân phòng ngừa bệnh lúa von bằng cách xử lý hạt lúa giống trước khi gieo sạ bằng nhóm thuốc Carbendazim. Tuy nhiên, hiện nay nông dân ghi nhận là nấm bệnh lúa von đang tỏ ra lờn với nhóm thuốc Carbendazim nên hiệu quả phòng ngừa bệnh không cao.


Nhằm tìm biện pháp phòng trị bệnh lúa von, từ năm 2004 Công ty BASF (Đức) phối hợp với nhiều nông dân giỏi, cán bô kỹ thuật ở An Giang và một số địa phương khác tích cực nghiên cứu. Căn cứ vào những kết quả rất tốt trên đồng ruộng, Công Ty BASF đã đăng ký với Cục Bảo Vệ Thực Vật và thuốc trừ bệnh Polyram 80 DF phòng trị bệnh lúa von đã được công nhận trong danh mục thuốc BVTV theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BNN ngày 28/3/2007 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Polyram 80DF
Có thể áp dụng các cách xử lý sau :
1.Ngâm giống :
- Pha 100-200 g thuốc Polyram trong 100 lít nước dùng để ngâm 100 kg giống (5 giạ).
- Ngâm lúa giống 24-36 giờ.
- Ủ lúa giống 24 giờ cho ra mộng và sạ bình thường.


2.Phun trộn giống :
- Ngâm lúa giống 36 giờ.
- Pha 100-200 g thuốc Polyram trong 15 lít nước dùng để tưới hoặc phun cho 100 kg giống (5 giạ).
- Tưới hoặc phun dung dịch thuốc lên lúa giống và trộn đều lúa giống. Chú ý không để dung dịch thuốc chảy tràn.
- Ủ tiếp 12 giờ cho ra mộng và sạ bình thường.


3. Phun Polyram cho cây lúa trên đồng ruộng :
- Khi ruộng lúa đã chớm xuất hiện bệnh lúa von, cần nhổ bỏ cây lúa bệnh.
- Pha 60 g thuốc Polyram/ bình 16 lít, phun 2-3 bình cho 1000 m2.
- Khi phun thuốc chú ý phun kỹ xuống đến gốc lúa vì bệnh tấn công phần thân dưới gốc chứ không phải trên lá.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét