Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

Bệnh lép vàng hay nhện gié?

Vụ lúa hè thu 09, nhiều ruộng lúa của bà con nông dân tại Ấp Thới Quang A, xã Trường Thắng, huyện Thới Lai, Tp.Cần Thơ trồng giống lúa IR50404, OM1490 đang giai đoạn trổ nhưng đã có rất nhiều bông lúa không trổ thoát được, hoặc nếu có trổ thì hạt lúa lem đen, méo mó và lép. Bà con nhầm tưởng đây là bệnh do nấm hoặc vi khuẩn nên đã mua thuốc bệnh về trị nhưng kết quả không hết và thiệt hại năng suất sẽ không tránh khỏi.

Theo nhận định của các cán bộ kỹ thuật tại đồng ruộng tại thời điểm đó, trên lúa vừa có nhện gié tấn công vừa có bệnh lép vàng gây hại, hai tác nhân này đều làm cho bông lúa bị lép. Bà con nông dân cần chú ý các đặc điểm sau để quyết định chọn cách phòng trị cho hiệu quả.

LÉP DO NHỆN GIÉBỆNH LÉP VÀNG

- Do nhện gié tấn công

- Triệu chứng trên bẹ: là những vết màu nâu tím khoảng 1 li (1mm) kéo dài ở phần bẹ lá, riêng đối với những ruộng sạ chay không đốt rơm rạ hay không làm đất thì nhện xuất hiện sớm hơn nên triệu chứng dễ quan sát, ở phần dưới cổ lá xuống bẹ ốp thân có vết màu tím rất rõ mà bà con gọi là vết cạo gió.

- Triệu chứng trên bông: nhánh gié và vỏ trấu bị biến dạng, hạt lép có màu nâu đen do nhện chích hút nhụy cái nên không thụ phấn được. Mở vỏ trấu ra xem không thấy mầm gạo.

Để nhận dạng con nhện gié, cần có kính lúp độ phóng đại trên 10, khi đó sẽ thấy con nhện có 4 cặp chân bò rất nhanh,sống tập trung thành quần thể bên trong bẹ lúa hoặc nếu dùng lưỡi lam rọc ngược ngay vết màu nâu tím sẽ thấy nhện sống trong hang xốp của bẹ lá.

- Do vi khuẩn gây hại

-Triệu chứng ban đầu: khi lúa trổ lên không thấy triệu chứng nhưng khi lúa trổ đều, cúi bông cái thấy xuất hiện 1 số hạt bị lép hoặc lửng màu vàng, thậm chí bị nặng làm đơ bông (hoặc bị bắn máy bay), trên bông ban đầu chỉ có 1 số hạt bị lép vàng sau đó lây lan cả bông, cả diện tích lớn nếu gặp trời mưa kéo dài.

Để nhận dạng bệnh do vi khuẩn bà con thăm đồng thấy những bông lúa lép màu vàng sậm và trên bông lúa có những hạt vàng sậm. Khi tách hạt lúa lửng ra sẽ thấy vết nâu nhũn nước. Nếu vi khuẩn tấn công giai đoạn sớm thì khi lúa đang trổ dễ dàng thấy những bông lép màu đen.


Biện pháp phòng trị:

Đối với nhện gié: Phương pháp mới nhất là đuổi nước, nghĩa là nâng nước trên ruộng lên, cao khoảng 1 tấc càng tốt. Nước lên đến ngập ổ nhện sẽ bỏ ổ bò lên cao hơn nên xử lý thuốc sẽ rất dễ dàng, rất dễ thành công.

Thuốc xử lý tốt nhất: Kinalux liều lượng 50cc/1bình 16 lít, phun ít nhất 2 bình/1000m2 để thuốc ướt đều khắp lá lúa và chảy dọc vô thân diệt nhện bên trong. Do đó, phun chậm, đi đều là hiệu quả cao nhất.

Hai thời điểm cần lưu ý: 30 - 40 ngày và trước lúa trổ 7 ngày (lúc lúa trổ lẹt xẹt). Đặc biệt, mốc 1 tuần trước trổ cực kỳ quan trọng để không cho nhện gié tấn công vào hạt gây hiện tượng lép hạt, đứng bông

Sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân xong bà con cần vệ sinh đồng ruộng đốt rơm rạ, phơi đất một thời gian để cắt nguồn nhện gié lưu trú ở vụ trước.

Đối với bệnh lép vàng: bà con có thể sử dụng vôi bột hoặc vôi ngâm sẵn lóng lấy nước trong rồi đem pha phun xịt phòng ngừa. 1 bình 16 lít pha khoảng 2 kg vôi phun ở giai đoạn khi lúa chuẩn bị trổ 1 lần, trổ đều phun lại lần 2, nếu gặp trời mưa trong giai đoạn lúa trổ thì phun lại lần 2 sau 4 - 5 ngày, lưu ý khi lúa đang trổ thì phun vôi vào buổi chiều và chọn loại vôi có độ pH=13 - 14, dùng giấy quỳ để thử. Chú ý, không lội vào ruộng nhiều mầm vi khuẩn sẽ bám vào quần áo lây lan nơi khác, đặc biệt trong mùa mưa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét