1. Đặc điểm nhận biết
- Trên lá bệnh thường xuất hiện từ đầu lá chét, sau đó lan theo gân chính vào trong và phát triển rộng, mô bị bệnh chết khô có màu xám. Phần ranh giới giữa mô bệnh và mô khoẻ có màu vàng nhạt.
- Trên thân, cành vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ, màu thâm đen sau đó lan rộng gây thắt thân, cành; vết bệnh có màu xám, phần thân và cành phía trên vết bệnh bị héo dần và khô tóp.
- Trên quả lúc đầu vết bệnh là đốm nhỏ, mờ sau đó vết bệnh lan rộng dần, đường kính có thể rộng 1,5 – 3 cm, bệnh thường xuất hiện trên vai quả, gần núm quả hoặc từ núm quả ở thời kỳ quả già.
2. Điều kiện phát sinh gây bệnh
- Bệnh thường bắt đầu từ lá già ở giai đoạn cây trưởng thành có tán lá dày đặc. Trong điều kiện thời tiết mát, nhiệt độ 9 – 240C, ẩm độ > 91%.
- Ở miền Bắc vào khoảng tháng 2,3 khi thời tiết mát, có mưa phùn là điều kiện thích hợp để bệnh phát sinh, phát triển trên cà chua đông xuân ở giai đoạn cuối vụ hoặc cây cà chua xuân hè ở thời kỳ đầu vụ
3. Biện pháp phòng trừ:
- Bắc giàn cho cà chua. Cắt tỉa bỏ lá già, cành nhỏ ở gốc, tạo cho luống cà chua thông thoáng.
- Khi bệnh xuất hiện có thể dùng một trong những loại thuốc sau: Rovral 50WP (0,6 -1,2kg/ha), Belate 50WP (1,5kg/ha), Topsin M 70WP (0,7kg/ha), Carbenzim 50WP (500g/ha) để phun trừ bệnh.
- Thu quả bị bệnh đưa ra khỏi ruộng đem chôn
Sưu tầm: http://nnptntvinhphuc.gov.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét