Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Rễ Tranh Nấu Với Mía Lau

Lúc này khí hậu có vẻ thất thường làm cho cơ thể mình dễ nóng nên có nhã ý muốn nấu nồi nước rễ tranh mía lau để giải nhiệt bà con nào muốn nấu không?


Cây cỏ tranh có bộ rẽ chùm, ăn lan rất xa, đâm chồi rất mạnh, lấy rễ treo lên cây hàng tháng chúng vẫn sống và đâm chồi.
alt

Ở quê người ta lấy bộ rễ tranh để nấu nước uống rất mát nhất là vào mùa hè nóng nực.

Người ta dùng cái phản hay lưỡi hái để phát cỏ tranh, sau đó cuốc đất lên, rễ tranh bám đất chặt kín như mạng nhện, lượm rễ rũ đất rồi cho vào thúng, đem về rửa sạch, phơi khô, kế đến để vào chảo sao hay phơi cho khô để dành nấu nước uống.

Nước rễ tranh uống mát lại ngon thơm mùi rễ tranh có xen lẫn mùi đất nghe cũng dễ chịu. Đôi khi còn cho thêm vài lóng mía lau uống càng ngọt ngon hơn. Nước rễ tranh mía lau có màu vàng nhạt. Mùi thơm nhẹ phảng phất, uống vào thấy nhẹ người, sảng khoái hẳn lên.

Nói là mùa hè uống nước rễ tranh, chứ thật ra bạn có thể nấu nước rễ tranh uống quanh năm cho cả nhà, cái siêu đất bắc trên bếp suốt ngày khi nào khát hoặc làm vườn mệt nhọc vô rót uống. Uống nước rễ tranh riết rồi cũng ghiền, thiếu vắng cũng nhớ đấy.

Biến máy sạ hàng thành máy bón phân.

Vốn là người nông dân ham học hỏi, tìm tòi khoa học kỹ thuật để áp dụng vào đồng ruộng, vào năm 2005 anh Lê Văn Hoàng được công nhận là nông dân sản xuất giỏi của tỉnh Tiền Giang. Anh Hoàng đã áp dụng biện pháp sạ hàng ngay từ những ngày đầu thị trường có bán máy này. Nhiều lần anh để ý, nếu bón phân ngay tại gốc lúa thì cây lúa sẽ hấp thu được liền ngay, còn bón văng vãi xa, rễ lúa hấp thu không hết phân thất thoát đi. Thế là anh quyết định bỏ phân vào hộc máy sạ hàng kéo thử, qua hai vụ anh thấy cách này rất hiệu quả, mỗi lần tiết kiệm ít nhất 20% lượng phân bón, góp phần giảm chi phí mà lại ít tốn công.

Cách điều chỉnh máy sạ hàng thành máy bón phân khá đơn giản: với máy sạ hàng có 8 ống, dùng dây thun bản lớn bịt vòng kín lỗ chính của ống, còn lỗ thưa điều chỉnh nhỏ lại khoảng 50% sao cho hạt phân vừa vặn để rớt xuống. Chỉ cần 12 lần kéo là xong 1.000 m2 ruộng. Bằng cách làm này hạt phân sẽ rớt rất gần gốc lúa, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ hấp thu trực tiếp, phân không rớt sai hàng sẽ không hao phí, cỏ dại khó phát triển ngoài hàng vì không hấp thụ được phân bón thừa. Trong hai đợt bón phân đầu, sử dụng máy rất thuận tiện vì chiều cao bánh xe của máy cao hơn lúa, đến đợt bón phân thứ ba khi cây lúa đã cao hơn thì thay thế 2 bánh xe lớn hơn.

Trong chuyến công tác đến xã Tân Phú, PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ - chuyên gia dinh dưỡng đất ở Trường đại học Cần Thơ đã tham quan và đánh giá rất cao sáng tạo cũng như hiệu quả thiết thực khi dùng máy bón hàng để bón phân. v

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

Phòng trừ bệnh chổi rồng cây Nhãn

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, tác nhân gây bệnh chổi rồng trên cây nhãn là do vi khuẩn thuộc nhóm Gamma Proteobacteria, vi khuẩn này không thể nuôi cấy trong môi trường nhân tạo, sống trong mạch dẫn của cây, đặc biệt là trên đọt non, hoa.

Bệnh được lan truyền qua trung gian truyền bệnh là nhện lông nhung (Eryophyes dimocapi). Khi nhện xâm nhập đẻ trứng vào mặt dưới lá búp, chúng tiết ra chất có tác dụng làm biểu bì lá phát triển thành nhiều lông nhỏ mịn như nhung, nên gọi là “nhện lông nhung”. Mặc dù nhện lông nhung xâm nhập, gây hại ngay từ khi đọt non mới nhú ở các đầu cành, nhưng dấu vết bị hại chỉ lộ rõ để mắt thường có thể nhận biết lúc lá non hình thành. Lá, hoa, trái non có một lớp lông mịn bao phủ, nhện sống trong lớp lông. Nhện lông nhung có kích thước rất nhỏ nên nông dân không thể thấy, nếu không có kính lúp. Khi không có đọt non chúng chích hút trên lá già nhưng không biểu hiện rõ triệu chứng. Một trong những nguyên nhân phát tán bệnh là do các bộ phận bệnh sau khi chặt bỏ không được gom tiêu hủy và vệ sinh vườn.

Đối với bệnh chổi rồng cần áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp, trong đó quan trọng nhất là biện pháp vệ sinh vườn.

- Không lấy mắt ghép, vật liệu nhân giống từ những cây có triệu chứng bệnh. Ở những vùng nhãn tiêu quế bị nhiễm chổi rồng nặng có thể áp dụng ghép thay giống nhãn xuồng cơm vàng.

- Phải xử lý dụng cụ nhân giống, dụng cụ cắt tỉa sau khi thu hoạch, khi chuyển từ cây này sang cây khác để tránh hiện tượng lây lan.

- Khi phát hiện trong vườn có bệnh chổi rồng, nên cắt tỉa bỏ tất cả các chồi hoặc chùm bông bị bệnh (tùy theo tuổi của cây nhãn mà cắt dưới vị trí bị bệnh từ 20-50cm), gom lại và tiêu hủy (đốt bỏ hoặc chất thành đống phun thuốc trừ nhện rồi phủ nylong), đây là khâu rất quan trọng. Sau khi cắt phải phun thuốc trừ nhện lên tán lá ngay. Tránh để cành, lá, trái tiếp xúc với mặt đất tạo điều kiện cho nhện di chuyển lên cây.

- Nên sử dụng phân chuồng hoai mục để bón bổ sung cho nhãn hàng năm vào giai đoạn sau khi cắt tỉa cành. Bón đầy đủ dinh dưỡng, cân đối để cây phát triển khỏe cũng hạn chế bệnh phát triển. Nên xử lý cho cây ra hoa đồng loạt, khỏe để dễ quản lý nhện.

- Có thể sử dụng một số loại phân qua lá để chồi non hay phát hoa phát triển nhanh và mạnh tạo sức chống chịu tốt đối với bệnh.

- Phun nước bằng vòi phun áp lực cao lên tán cây cũng hạn chế mật số nhện lông nhung.

- Việc sử dụng thuốc hóa học để phun trừ nhện cũng rất cần thiết. Sau khi cắt tỉa bỏ các phần bệnh, cây vừa nhú đọt non, phun thuốc trừ nhện như: Kumulus 80DF, Pegasus 500ND, Ortus 5SC,… phun lại lần 2 nếu nhãn ra đọt không đều. Giai đoạn nhãn ra hoa, phun lại thuốc trừ nhện. Có thể sử dụng một số loại phân bón lá để chồi non hay phát hoa phát triển nhanh và mạnh tạo sức chống chịu tốt đối với bệnh. Khi quản lý được nhện càng triệt để thì biện pháp phòng trừ càng có hiệu quả.

Chú ý: Phải sử dụng thuốc luân phiên, vì nhện có tính kháng thuốc rất cao. Các biện pháp trên cần được thực hiện theo phương châm “cộng đồng và đồng loạt” thì việc phòng trừ bệnh chổi rồng hại nhãn mới đạt hiệu quả cao.

Nguyệt Anh - http://www.dost-bentre.gov.vn/cay-trai-ben-tre/cay-nhan/2524-benh-cho

Kỹ thuật bón phân cho lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

a. Đất phù sa sông Tiền và sông Hậu

* Sử dụng phân bón NPK riêng rẽ: ( N-P-K: 100-60-60)

Giống Lọai phân Số lượng (kg/ha) Bón lót (%) Thúc đợt 1 (%) Khi lúa hồi xanh Thúc đợt 2(%) Khi phân hóa đòng Thúc đợt 3 (%) Trước trỗ bông12-15 ngày
Ngắn ngày Phân chuồng 8000 100 - -
Urê 217 40 40 20
Lân supe 300 100 - -
Kaliclorua 120 30 30 40
Trung, dài ngày Phân chuồng 8000 100 - - -
Urê 217 30 40 20 10
Lân supe 300 100 - - -
Kaliclorua 120 30 20 40 10

* Sử dụng phân bón NPK tổng hợp

Giống Lọai phân Số lượng (kg/ha) Bón lót (%) Thúc đợt 1 (%) Khi lúa hồi xanh Thúc đợt 2 (%) Khi phân hóa đòng Thúc đợt 3 (%) Trước trỗ bông12-15 ngày
Ngắn ngày, Trung và dài ngày Phân chuồng 8000 100 - - Phun Đầu trâu 009 theo hướng dẫn

Đầu trâu TE-1 400 50 50 -
Đầu trâu TE-2 100 - - 100

Đầu trâu 17-12-5

415-550 30 40 30

b. Đất phèn và mặn

Áp dụng tỷ lệ nêu trên, song cần tăng lượng phân Lân từ 100 lên 150 kg P2O5 / ha, tương ứng 500- 750 kg Lânsupe/ha, hoặc 200- 300 kg/ha Lân hạt đầu Trâu, hoặc 150- 200kg/ha Lân IndoGuano( Lân thiên nhiên, 22% Lân, 19% Canxi và nguyên tố trung, vi lượng khác).

Nhận biết tuổi Rầy nâu hại Lúa

Rầy nâu (Brown backed rice plant hopper)

Tên khoa học: Nilaparvata lugens

Họ: Delphasidae

Bộ: Homoptera

Vòng đời rầy nâu: 25-28 ngày, có 5 lần lột xác, (5 tuổi).

Rầy non mới nở có màu trắng sữa, sau chuyển thành màu trắng xám rồi chuyển thành nâu lợt hay nâu đen.

Rầy tuổi 1, 2 thường được gọi là rầy cám.

Rầy nâu là loài côn trùng gây hại nguy hiểm trên lúa, có thể gây bộc phát trên diện rộng, ngoài ra rầy nâu còn là môi giới truyền virus gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, cũng gây thành dịch bệnh nghiêm trọng. Hai bệnh này cho tới nay chưa có thuốc phòng trị.

Đặc điểm sinh học và sinh thái

Rầy trưởng thành có màu nâu, dài 3- 5mm, cánh trong suốt.

Rầy trưởng thành có hai dạng: Dạng cánh ngắn (cánh ngắn khoảng 2/3 thân) và dạng cánh dài (cánh dài phủ kín bụng).

Đây là sự biến đổi về hình thái, dạng sinh học thể hiện điều kiện môi trường thuận lợi nhiều hay ít. Nếu môi trường bình thường sẽ xuất hiện cánh dài với tỉ lệ đực cái là 1:1, còn trong điều kiện môi trường thuận lợi thì xuất hiện rầy cánh ngắn với tỉ lệ đực cái là 1:3.

Rầy nâu cánh dài Rầy nâu cánh ngắn

- Rầy trưởng thành cánh ngắn: Sống 7-14 ngày (Đẻ trứng sớm hơn)

- Rầy trưởng thành cánh dài: Sống 7 -14 ngày.

- Rầy cái dài: 4,5 - 5 mm có màu nâu vàng.

- Rầy đực dài 3,6 - 4 mm có màu nâu tối.

Rầy tuổi 1 Rầy tuổi 2 Rầy tuổi 3

- Trứng: 6-7 ngày. Trứng đẻ trong bẹ lá hoặc gân lá, nở sau 6 - 7 ngày. Trứng hình bầu dục cong, một đầu to, một đầu nhỏ, trong suốt.

- Trứng rầy rất nhỏ, hình giống tép bưởi, được đẻ trong bẹ, gân lá. Mỗi ổ có từ 5 - 15 trứng.

- Ấu trùng: 12-13 ngày. Ấu trùng có 5 tuổi (lột xác 5 lần). Ấu trùng (rầy non) mới nở có màu trắng sữa, sau chuyển thành màu trắng xám rồi chuyển thành nâu lợt hay nâu đen. Rầy tuổi 1, 2 thường được gọi là rầy cám.

Rầy tuổi 4 Rầy tuổi 5

- Trưởng thành: 10-12 ngày. Rầy trưởng thành sau khi vũ hóa 3 - 5 ngày, bắt đầu đẻ trứng, rầy thường đẻ trứng vào bẹ dưới của lá lúa và đẻ vào buổi chiều. Nếu mật độ rầy cao, rầy có thể đẻ trứng ở ngay cả gân chính của lá lúa.

- Trong thời gian sinh sống, mỗi con rầy cái cánh ngắn đẻ 300 trứng, rầy cánh dài đẻ 100 trứng. Con cái dùng gay đẻ trứng rạch 1 đường vào bẹ lá và đẻ trứng vào đó, chổ rầy đẻ trứng thường có đốm vạch màu nâu. Trứng được đẻ thành từng ổ, mỗi ỗ có từ 8 - 16 trứng. Trên 1 ổ trứng, trứng nở rải rác trong cùng 1 ngày, tỉ lệ trứng nở trên 90%. Rầy thích đẻ trứng trên cỏ lồng vực hơn là trên cây mạ.

Vòng đời rầy nâu: 25-28 ngày

Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng: Diệt cỏ, lúa chét.

- Dùng giống kháng rầy hoặc ít nhiễm rầy. Nếu thuận lợi thì nên dùng giống ngắn ngày thay cho giống dài ngày.

- Không dùng phân đạm quá nhiều.

- Không sạ cấy quá dày. Thời vụ gieo cấy tập trung, không gieo cấy lệch thời vụ chính quá nhiều.

- Hạn chế tối đa việc dùng thuốc trừ sâu, nhất là vào giai đoạn đầu vụ để bảo vệ thiên địch của rầy.

- Thăm đồng thường xuyên - Sử dụng thuốc đặc trị: Actara, Applaud, Butyl, Admire 50 EC, Applaud 10 WP, Actara 25 WG, Bassa 50 EC, Baside 50 EC, Butyl 10 WP, Butyl 400 EC, Confidor 0.50 EC, Oshin 20 WP, …

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Kế hoạch sản xuất lúa Đông Xuân 2011-2012

GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Nhận định – đánh giá vụ lúa Đông Xuân 2011 – 2012:
+ Thuận lợi:
- Nhiều chủ trương đầu tư phát triển cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã và đang đi vào đời sống.
- Tình hình sản xuất lúa và xuất khẩu gạo đang có nhiều thuận lợi, tạo đà cho việc đầu tư canh tác lúa Đông Xuân 2011 – 2012.
- Lợi nhuận trong sản xuất lúa đang đạt mức cao, nông dân có tích lũy và tái sản xuất được tốt.
- Cơ cấu giống lúa đang dần được cải thiện theo hướng chất lượng cao, năng suất bình quân gia tăng, thị trường tiêu thụ rộng mở cả trong và ngoài nước.
- Các chương trình ”Cánh đồng mẫu lớn”, ghi chép sổ tay sản xuất lúa theo VietGAP đang dần phát huy tác dụng, kích thích nhiều tổ chức, doanh nghiệp và nông dân tham gia.
+ Khó khăn:
- Rầy nâu, bệnh vàng lùn – lùn xoắn lávẫn còn là mốinguy cơ trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2011 – 2012.
- Nước lũ năm 2011 vẫn còn là mối lo ngại cho việc tổ chức sản xuất lúa Đông Xuân 2011 – 2012 tại một số vùng sản xuất của các huyện đầu nguồn bị ngập lũ.
- Tình hình vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp thường biến động vào cuối năm, nhất là đầu vụ xuống giống lúa Đông Xuân.
2. Thời vụ xuống giống vụ Đông Xuân 2011-2012:
- Xây dựng lịch xuống giống né rầy dựa vào thời gian rầy di trú kết hợp với điều kiện khí tượng thủy văn, dự kiến lịch thời vụ xuống giống 2 đợt lúa chính vụ lúa Đông Xuân 2011-2012 như sau:
+ Đợt I: 17/11-23/11/2011 (22/10-28/10 âm lịch).
+ Đợt II: 16/12-22/12/2011 (22/11-28/11 âm lịch).
Hiện nay, do lũ kéo dài, nước rút chậm nên nhiều diện tích, nhất là địa bàn trũng ngập sâu nếu không chủ động bơm tát, rút nước thì khó đảm bảo gieo sạ lúa theo đúng lịch vụ. Gieo sạ vụ lúa Đông Xuân trễ, sẽ bị hạn vào cuối vụ ảnh hưởng đến năng suất lúa. Các địa phương cần khẩn trương tu bổ hệ thống bơm, theo dõi tốc độ nước rút, huy động nguồn lực để tích cực bơm tát rút nước, nơi có điều kiện bơm tát, nên gieo sạ trong tháng 11 theo lịch khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, hạn chế đến mức thấp nhất diện tích gieo sạ trễ sau 30/12/2011.
3. Cơ cấu giống:
- Bố trí cơ cấu giống Đông Xuân 2011 - 2012 hợp lý, diện tích sử dụng giống xác nhận lên trên 80%. Chú ý khuyến cáo nông dân không sử dụng lãng phí lượng lúa giống gieo sạ, thực hiện phương châm chỉ đạo xuyên suốt trong nhiều năm qua của Bộ Nông nghiệp và PTNT là mỗi địa phương cần xác định cơ cấu giống gồm 3 - 5 giống chủ lực, 4-5 giống bổ sung và 3-4 giống triển vọng mới:
+ Giống chủ lực: Jasmine 85, OM 2517, OM 4218, OM 4900.
+ Giống bổ sung: IR 64, VD 20; OM 6561, OM 1490.
+ Giống triển vọng: OM 6073, OM 5472; OM 6162.
4. Tăng cường công tác bảo vệ sản xuất nông nghiệp:
- Củng cố hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa các cấp, tăng cường công tác chỉ đạo, nhất là về lịch thời vụ và phân công cán bộ bám sát địa bàn giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh để có biện pháp phòng trừ.
- Theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình thời tiết, thủy văn, cơ cấu giống, lịch thời vụ, điều tra dự báo phục vụ cho việc chỉ đạo xuống giống, dự kiến tình hình phát sinh dịch hại trên lúa và có biện pháp hướng dẫn nông dân phòng trị kịp thời không để dịch hại phát triển, gây hại trên diện rộng, đồng thời tiến hành điều tra diễn biến tình hình phát sinh phát triển của các đối tượng sâu hại chính trên rau màu, cây ăn trái.
- Nâng cao chất lượng công tác dự báo tình hình dịch bệnh. Ngoài rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cần chú ý đến các đối tượng dịch hại khác như: ốc bươu vàng, sâu cuốn lá, chuột, hiện tượng ngộ độc hữu cơ, bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn, bệnh cháy bìa lá,... Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng trừ theo hướng an toàn sinh thái.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa tình trạng buôn bán giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón giả, kém chất lượng và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Kiểm tra định kỳ trung bình 1-2 đợt/vụ lúa.
5. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác, hướng dẫn nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và các biện pháp phòng trừ dịch bệnh, nhất là rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho nông dân, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 04 đúng.
- Mở rộng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, áp dụng sổ tay ghi chép sản xuất lúa VietGAP tại các huyện Cờ Đỏ, huyện Thới Lai, huyện Vĩnh Thạnh (qui mô 300 – 500 ha) và quận Thốt Nốt (qui mô 50 - 150 ha/mô hình), mỗi quận, huyện có ít nhất 1 mô hình ngay trong vụ Đông xuân 2011- 2012, và 2 mô hình trong vụ Hè Thu 2012 nhằm hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, hình thành vùng nguyên liệu lúa hàng hóa chất lượng cao với giá thành hạ, quy mô lớn gắn kết với tiêu thụ sản phẩm.
- Tăng cường tập huấn kiến thức thị trường để người sản xuất có định hướng đúng đắn khi xác định giống lúa cần trồng, tuân thủ quy luật cung cầu và an toàn dịch bệnh.
- Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, công ty sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, ban ngành đoàn thể địa phương để khuyến cáo các tiến bộ kỹ thuật về phân hữu cơ, phân (thuốc) vi sinh, biện pháp phòng trừ sinh học, chất kích kháng giúp nông dân áp dụng vào sản xuất nhằm hạn chế sâu bệnh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Tiếp tục triển khai “Xây dựng và triển khai mô hình sản xuất chế phẩm sinh học MA trong quản lý rầy nâu tại nông hộ” tại huyện Vĩnh Thạnh, huyện Thới Lai, quận Ô Môn, quận Thốt Nốt.
- Ứng dụng “Công nghệ sinh thái” – trồng cây có hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch, ong ký sinh phòng trừ rầy nâu, sâu cuốn lá…; không hoặc ít phun thuốc trừ sâu giảm chi phí trong sản xuất, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
6. Triển khai các đề tài, dự án giúp nông dân giảm chi phí, tăng thu nhập trong sản xuất cây trồng:
- Tiếp tục triển khaiDự án Chuyển giao quy trình nuôi cấy nấm xanh (Metarhizium anisopliae) tại nông hộ và xây dựng mô hình ứng dụng nấm xanh để phòng trừ rầy nâu hại lúa tại thành phố Cần Thơ”tại huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, huyện Thới Lai, quận Ô Môn để quản lý rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá lúa tại thành phố Cần Thơ một cách hiệu quả và theo hướng sinh thái bền vững.
- Triển khai Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ và sử dụng phân hữu cơ phân sinh học phục vụ sản xuất lúa theo hướng bền vững tại thành phố Cần Thơ” tại huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ, quận Thốt Nốt.
- Triển khai Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao theo hướng VietGAP” tại ấp Thầy Ký - thị trấn Thạnh An - huyện Vĩnh Thạnh - thành phố Cần Thơ.
nguồn:http://www.sonongnghiepcantho.gov.vn


Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sản xuất lúa vụ Đông Xuân vùng đồng bằng sông Cửu Long

(ĐCSVN)Ngày 7/11, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn chỉ đạo các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả lũ lớn kéo dài, bảo đảm sản xuất vụ Đông Xuân năm 2011 – 2012, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và phục vụ xuất khẩu.

Trong công văn nêu rõ, năm 2011, lũ lớn xảy ra ở vùng đồng bằng sông Cửu Long tương đương với lũ lịch sử năm 2000, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội và làm nhiều vùng sản xuất nông nghiệp bị ngập sâu trong thời gian kéo dài. Các địa phương đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và huy động nguồn lực để phòng chống lũ, lụt; đến nay cơ bản diện tích lúa vụ Thu Đông đã được bảo vệ và sản xuất lúa ước tăng thêm 500 ngàn tấn so với vụ Thu Đông năm 2010.

Đảm bảo sản xuất vụ Đông Xuân 2011-2012 thắng lớn,
góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và phục vụ xuất khẩu


Để tiếp tục khắc phục hậu quả lũ lớn kéo dài, bảo đảm sản xuất lúa vụ Đông Xuân năm 2011-2012, vụ có sản lượng lúa lớn nhất trong năm thắng lợi, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

UBND các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long theo dõi sát tình hình nước rút, khẩn trương tu sửa bờ bao, hệ thống kênh mương nội đồng, các trạm bơm; phân vùng mực nước, huy động nguồn lực để bơm tát, rút nước nhất là ở những địa bàn trũng, ngập sâu, bảo đảm gieo sạ lúa đông xuân trong khung thời vụ theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tránh ngập đầu vụ, hạn hán, mặn xâm nhập vào cuối vụ.

Đồng thời, các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long phải đảm bảo cung cấp kịp thời, đủ lúa giống chất lượng cho nông dân; kiểm soát chặt chẽ chất lượng, giá cả các loại vật tư phục vụ cho sản xuất lúa.

Tiếp tục nhân rộng việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật canh tác, mô hình sản xuất lúa "Cánh đồng mẫu lớn" để tạo điều kiện "liên kết bốn nhà", thúc đẩy nâng cao chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh lúa gạo, tăng thu nhập cho nông dân.

Bên cạnh đó, căn cứ chính sách hỗ của Nhà nước, các tỉnh, thành phố chủ động sử dụng ngân sách địa phương hỗ trợ kịp thời cho nông dân bị thiệt hại do lũ năm 2011 để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển sản xuất lúa vụ Đông Xuân.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện quy trình sản xuất lúa đông xuân về thời vụ, cơ cấu giống lúa, kỹ thuật canh tác, phòng trừ dịch bệnh hại lúa, thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư phục vụ sản xuất; phối hợp với các địa phương theo dõi diễn biến sản xuất để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp đề xuất nhu cầu hỗ trợ của các địa phương, trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định./.

Các từ khóa theo tin:

PVC

Triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2011 – 2012




Tích cực triển khai kế hoạch sản xuất lúa vụ đông xuân
2011-2012 (Ảnh: P.H)

(ĐCSVN)Bộ NN&PTNT cho biết, hiện ngành nông nghiệp đang tích cực triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2011 – 2012 ở các tỉnh phía Bắc. Theo kế hoạch, vụ đông xuân 2011-2012 toàn miền Bắc phấn đấu đạt diện tích gieo cấy lúa là 1.145 ngàn ha, năng suất trung bình đạt 61,5 tạ/ha, tăng 0,4 tạ/ha so với vụ đông xuân 2010-2011.

Để vụ đông xuân 2011-2012 đạt kết quả tốt, ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các địa phương tăng cường tập trung bố trí thời vụ phù hợp để lúa trỗ, chủ động nguồn về nước phục vụ cho tưới tiêu, tăng cường phòng trừ sâu bệnh….

Cũng theo Bộ NN&PTNT, sản lượng lúa vụ hè thu, vụ mùa năm 2011 của các tỉnh phía Bắc tăng cao. Theo tính toán của Bộ NN&PTNT, đạt khoảng 13,66 triệu tấn, tăng 400 nghìn tấn so với năm 2010, góp phần cùng cả nước đạt sản lượng lúa kỷ lục 41,8 triệu tấn, tăng khoảng 1,8 triệu tấn so với năm 2010.

Theo Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Phạm Đồng Quảng, mặc dù thời điểm gieo cấy vụ lúa hè thu, vụ mùa năm 2011 bị ảnh hưởng nhiều do rét đậm, rét hại kéo dài, song với sự hướng dẫn, chỉ đạo của ngành nông nghiệp cùng với sự nỗ lực của các tỉnh, thành, diện tích lúa hè thu 2011 tại các tỉnh Bắc Trung bộ đạt khoảng 165 nghìn ha, năng suất trung bình đạt 47,5 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 785 nghìn tấn. Kết quả sản xuất vụ mùa năm 2011 cũng đạt kết quả khá cao, toàn miền Bắc đã gieo cấy đạt 1.192 ngàn ha, tăng 4.000 ha so với vụ mùa năm 2010. Trong đó, vùng đồng bằng sông Hồng tăng khoảng 6 nghìn ha, vùng Bắc Trung bộ tăng khoảng 3 nghìn ha. Nhiều địa phương có năng suất tăng cao, tăng khoảng 0,3 tạ/ha so với năm 2010./.

Các từ khóa theo tin:

Phạm Hằng

NHẬN ĐỊNH XU THẾ MÙA ĐÔNG XUÂN NĂM 2011-2012

a) Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ):

Từ nay đến hết năm 2011, bão và ATNĐ vẫn còn có khả năng xuất hiện và hoạt động trên khu vực Biển Đông và còn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam khoảng từ 1 - 2 cơn, ảnh hưởng chủ yếu tới Trung Bộ.

b) Nhiệt độ:

Nền nhiệt độ các tháng nửa đầu vụ đông xuân năm 2011 – 2012 tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến ở mức cao hơn một ít so với TBNN, các tháng nửa cuối vụ ở mức thấp hơn một ít so với TBNN. Các khu vực khác nền nhiệt độ toàn vụ ở mức xấp xỉ với TBNN.
Đợt rét đậm đầu tiên (nhiệt độ trung bình ngày tại Đồng Bằng Bắc Bộ xuống dưới 15oC) của vụ Đông Xuân 2011 - 2012 tại các tỉnh Bắc Bộ khả năng xuất hiện muộn hơn so với mức TBNN (ngày xuất hiện TBNN: 26/12). Các đợt rét đậm, rét hại có khả năng không kéo dài như mùa đông xuân năm 2010-2011 và tập trung xảy ra vào tháng 1 và 2/2012.

c) Lượng mưa:

- Phía đông Bắc Bộ nửa đầu vụ có khả năng ở mức xấp xỉ TBNN, nửa cuối vụ phổ biến ở mức cao hơn một ít so với TBNN; phía tây Bắc Bộ vào các tháng đầu và giữa mùa ở mức thấp hơn một ít so với TBNN cùng thời kỳ, các tháng cuối vụ ở mức cao hơn một ít so với TBNN.
- Trung Bộ lượng mưa toàn vụ phổ biến ở mức cao hơn một ít so với TBNN, riêng Bắc và Trung Trung Bộ các tháng đầu mùa cao hơn so với TBNN, các đợt mưa tập trung nhiều vào thời kỳ tháng 10, 11/2011. Các tháng nửa cuối mùa ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ.
- Nam Bộ và Tây Nguyên phổ biến ở mức cao hơn một ít so với TBNN (có khả năng mùa mưa ở Tây Nguyên và Nam Bộ kết thúc muộn hơn so với bình thường). Trong thời gian mùa khô có khả năng xảy ra các đợt mưa trái mùa.

Nguồn:http://www.nchmf.gov.vn

Sẵn sàng cho vụ lúa đông xuân 2011-2012

Năm 2011, sản xuất lúa và xuất khẩu gạo của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đánh giá có nhiều thuận lợi, tạo tiền đề cho việc đầu tư canh tác vụ lúa đông xuân 2011-2012. Tuy nhiên, mực nước lũ dâng cao, tình hình sâu bệnh, khô hạn, xâm nhập mặn đang diễn biến phức tạp... là những nguy cơ đe dọa vụ lúa đông xuân 2011-2012. Mới đây, tại Hội nghị “Sơ kết sản xuất lúa năm 2011 và triển khai kế hoạch vụ đông xuân 2011-2012 tại các tỉnh Nam Bộ”, tổ chức tại tỉnh Hậu Giang, các chuyên gia đầu ngành đã sớm đưa ra những biện pháp chỉ đạo sát sao, kịp thời cho vụ lúa đông xuân 2011-2012...

* Ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Rà soát cơ cấu giống, thời vụ và mùa vụ trên toàn vùng”



Trong vụ đông xuân 2011-2012, để đối phó với tình hình biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và dịch rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá (VL&LXL) cho sản xuất lúa ở Nam Bộ nói chung và ĐBSCL nói riêng, các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương, chủ động xây dựng và hướng dẫn cơ cấu giống phù hợp cho từng vùng sinh thái theo phương châm: tinh giản số giống, mỗi tiểu vùng chỉ xây dựng 5-6 giống chủ lực, 4-5 giống bổ sung và 3-4 giống triển vọng mới. Thực tiễn sản xuất cho thấy, trong năm 2011, việc chuyển đổi cơ cấu giống lúa nhiễm nhẹ rầy nâu và chống chịu khá với bệnh VL&LXL đã mang lại hiệu quả thiết thực trong từng mùa vụ ở các địa phương.

Song song đó, các địa phương cần xác định vụ thu đông là vụ lúa chính trong cơ cấu những vùng sản xuất lúa 3 vụ ở ĐBSCL.Từ đó, từng bước sắp xếp lại thời vụ và mùa vụ của lúa hè thu và thu đông theo hướng chuyển dần diện tích sản xuất lúa hè thu không hiệu quả, năng suất thấp sang canh tác lúa thu đông hoặc giảm diện tích xuống giống lúa hè thu sớm trong tháng 2, 3 chủ động xuống giống lúa hè thu trong tháng 3, 4 trên nguyên tắc đảm bảo tổng diện tích sản xuất lúa trong năm không giảm...

* Ông Nguyễn Hữu Huân, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Không để rầy nâu có điều kiện tích lũy mật số gây hại đến các trà lúa đông xuân 2011-2012”



Nhìn chung, trong cả 3 vụ lúa năm 2011, công tác phòng chống dịch hại lúa ở các tỉnh phía Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, so với giai đoạn 2006-2010 có xu hướng giảm. Tuy nhiên, đến vụ hè thu năm 2011 dịch bệnh VL&LXL bùng phát (tháng 5 và 6-2011) trở lại và tỷ lệ nhiễm tăng cao so với cùng kỳ. Nguyên nhân tái bùng phát dịch là do xuống giống lúa xuân hè quá sớm (trong tháng 2) và xuống giống liên tục (trong tháng 3) nên toàn bộ diện tích lúa non dưới 20 ngày tuổi trùng khớp với đợt rầy di trú rộ cuối vụ đông xuân. Do vậy, trong vụ lúa đông xuân 2011-2012, ngay từ đầu vụ, các tỉnh, thành cần liên tục theo dõi bẫy đèn kết hợp điều tra giai đoạn phát dục của rầy nâu trên các trà lúa và hướng gió để dự báo thời điểm rầy di trú, từ đó thông báo đến các địa phương lịch xuống giống tập trung, né rầy.

Đối với diện tích lúa thu đông-mùa 2011 còn lại chưa thu hoạch, ngành nông nghiệp các địa phương cần nắm chặt diễn biến của rầy nâu ngoài đồng, vận động nông dân trừ rầy tại các nơi có mật số rầy nâu cao, không để cho rầy nâu có điều kiện tích lũy mật số gây hại và lan truyền bệnh VL&LXL sang các trà lúa đông xuân 2011-2012.

* Ông Trần Gia Khảm, Trưởng phòng phía Nam Tổng Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Theo dõi tình hình lũ rút, củng cố bờ bao để xuống giống kịp thời nhằm né hạn và xâm nhập mặn”.



Nước lũ tại ĐBSCL dâng cao, rút chậm, thời gian ngập lũ kéo dài, lượng nước trữ trên lưu vực nhiều, do vậy, mùa khô năm nay lưu lượng nước thượng nguồn các dòng chính về sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu mùa khô xảy ra thời tiết bất lợi như: nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao, ẩm độ thấp... sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất vụ lúa đông xuân 2011-2012. Do đó, để chủ động và đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, các địa phương vùng ĐBSCL cần theo dõi sát tình hình lũ rút, củng cố bờ bao, tiến hành bơm tác... để xuống giống kịp thời nhằm né hạn và xâm nhập mặn. Ngoài ra, mỗi tỉnh, thành thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống hạn và xâm nhập mặn, đồng thời xây dựng phương án phòng chống hạn và xâm nhập mặn. Song song đó, các địa phương cần tập trung tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng về diễn biến thời tiết, nguồn nước để chính quyền và nhân dân địa phương chủ động phối hợp trong công tác chống hạn và xâm nhập mặn.

* Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam: “Nhân rộng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật vào thâm canh cây lúa”.



Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” là một trong những chủ trương lớn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được phát động trong bối cảnh sản xuất và tiêu thụ lúa gạo đòi hỏi phải được tổ chức, sắp xếp phù hợp với thực trạng, yêu cầu từ thị trường; phương thức tổ chức vừa giải quyết tốt vấn đề về an ninh lương thực trong nước, vừa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu... Thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” là một bước ngoặt quan trong việc tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu lúa hàng hóa quy mô lớn, chất lượng ổn định, đồng nhất thông qua mối liên kết “4 nhà”. Vì thế, Hiệp hội Lương thực Việt Nam luôn vận động, khuyến khích các thành viên tích cực tham gia mô hình này qua việc hỗ trợ, cung ứng vật tư đầu vào, bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ phơi sấy, tạm trữ... cho nông dân. Song song đó, việc áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật vào thâm canh cây lúa sẽ góp phần rút ngắn sự chênh lệch về năng suất giữa các thửa ruộng, các vùng sản xuất, từ đó nâng cao năng suất bình quân toàn vùng...

MỸ THANH (lược ghi)

Nguồn: http://www.baocantho.com.vn/

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

Bệnh thối xám cà chua (Botritis cinerea Pers)

1. Đặc điểm nhận biết

- Trên lá bệnh thường xuất hiện từ đầu lá chét, sau đó lan theo gân chính vào trong và phát triển rộng, mô bị bệnh chết khô có màu xám. Phần ranh giới giữa mô bệnh và mô khoẻ có màu vàng nhạt.

- Trên thân, cành vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ, màu thâm đen sau đó lan rộng gây thắt thân, cành; vết bệnh có màu xám, phần thân và cành phía trên vết bệnh bị héo dần và khô tóp.

- Trên quả lúc đầu vết bệnh là đốm nhỏ, mờ sau đó vết bệnh lan rộng dần, đường kính có thể rộng 1,5 – 3 cm, bệnh thường xuất hiện trên vai quả, gần núm quả hoặc từ núm quả ở thời kỳ quả già.

2. Điều kiện phát sinh gây bệnh

- Bệnh thường bắt đầu từ lá già ở giai đoạn cây trưởng thành có tán lá dày đặc. Trong điều kiện thời tiết mát, nhiệt độ 9 – 240C, ẩm độ > 91%.

- Ở miền Bắc vào khoảng tháng 2,3 khi thời tiết mát, có mưa phùn là điều kiện thích hợp để bệnh phát sinh, phát triển trên cà chua đông xuân ở giai đoạn cuối vụ hoặc cây cà chua xuân hè ở thời kỳ đầu vụ

3. Biện pháp phòng trừ:

- Bắc giàn cho cà chua. Cắt tỉa bỏ lá già, cành nhỏ ở gốc, tạo cho luống cà chua thông thoáng.

- Khi bệnh xuất hiện có thể dùng một trong những loại thuốc sau: Rovral 50WP (0,6 -1,2kg/ha), Belate 50WP (1,5kg/ha), Topsin M 70WP (0,7kg/ha), Carbenzim 50WP (500g/ha) để phun trừ bệnh.

- Thu quả bị bệnh đưa ra khỏi ruộng đem chôn

Sưu tầm: http://nnptntvinhphuc.gov.vn

Bệnh thối đỉnh quả cà chua (Geotricum candidum)

1. Đặc điểm nhận biết

- Bệnh thường xuất hiện trên các quả xanh đang phát triển. Trên đỉnh quả xuất hiện đốm màu nâu, đốm lan rộng dần trở thành những vùng thô, lõm và chuyển thành màu đen. Các vùng bị hại co lại gây biến dạng quả, quả xanh, quả chín đều có thể bị hại.

2. Điều kiện phát sinh gây hại

- Do thiếu calxi khi quả đang được hình thành và do bón nhiều đạm, cây sinh trưởng nhanh, rối loạn độ ẩm do mưa to, hạn hán và ít tỉa lá khi trồng trọt.

3. Biện pháp phòng trừ

- Chọn đất trồng phải đảm bảo nước tưới và thoát nước tốt.

- Ổn định độ ẩm đất.

- Bón vôi cho đất trước khi trồng ít nhất một tháng.

- Bón đầy đủ phân hữu cơ, tránh bón thừa đạm.

- Khi thấy có triệu chứng thối đỉnh quả cà chua có thể sử dụng Clorua calxi, Nitrat calxi.

Sưu tâm: http://nnptntvinhphuc.gov.vn

Bệnh khảm hoa lá (VIUS)

1. Đặc điểm nhận biết

- Bệnh gây hại trên các cây rau dưa, bầu bí, mướp, khổ qua.

- Cây bị bệnh đọt non xoăn lại, lá nhạt màu và lốm đốm vàng, loang lổ, các đốt thân co ngắn, cây chùn lại, phát triển chậm, quả ít và biến dạng, sần sùi, có vị đắng. Bệnh thường xuất hiện trên lá và toàn cây.

2. Đối tượng gây hại

- Bệnh do virus Cucumis virus 1 gây nên.

- Bọ trĩ, rệp làm môi giới. Sự lây nhiễm tương ứng với mật độ bọ trĩ, rệp trên đồng ruộng. Bọ trĩ, rệp càng nhiều tỉ lệ nhiễm bệnh càng lớn.

- Mức độ nhiễm bệnh của các giống cây có khác nhau.

3. Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, thu dọn tàn dư cây bệnh trên đồng ruộng.

- Nhổ bỏ những cây bị bệnh trên ruộng, tránh tiếp xúc giữa cây bệnh và cây khỏe.

- Bệnh do virus gây nên, chưa có thuốc trị, chủ yếu dùng thuốc hóa học để phòng trừ bọ trĩ, rệp hạn chế lây lan.

Sưu tầm:http://nnptntvinhphuc.gov.vn

Bệnh gỉ trắng trên rau muống (Albugo Ipomoea)

1. Đặc điểm nhận biết

- Bệnh phát sinh trên lá đôi khi có ở phần thân gần ngọn. Trên lá lúc đầu là những đốm nhỏ màu vàng nhạt ở mặt dưới lá, về sau lớn lên phát sinh lớp bột trắng (ổ bào tử nấm) xung quanh viền vàng, chỗ vết bệnh nổi phồng lên làm lá co lại, mặt trên lá chỗ vết bệnh biến màu vàng. Nhiều vết bệnh liên kết lại làm lá vàng héo và rụng, ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng rau

2. Đối tượng gây hại

- Nấm tồn tại trong tàn dư cây trồng dưới dạng sợi nấm và bào tử, gặp điều kiện thích hợp bào tử nảy mầm và xâm nhập vào cây để gây bệnh.

- Bào tử nấm lan truyền nhờ mưa, gió.

- Phát triển trong nhiệt độ 10 – 200C, ẩm độ cao, và có mưa. Mùa mưa bệnh hại nặng hơn.

3. Biện pháp phòng trừ

- Thu sạch tàn dư. Làm đất kỹ sau vụ thu hoạch.

- Gieo trồng, cắt gốc để rau muống ở mật độ vừa phải không dày quá.

- Phát hiện nhặt bỏ sớm các lá bị bệnh.

- Luân canh với cây trồng khác. Phát hiện sớm và phun các thuốc phòng trị như thuốc gốc đồng Coc 85, Mancozeb, Ridomil, Mexyl, Aliette, Score, Rovral …

Sưu tầm: http://nnptntvinhphuc.gov.vn

Sâu xám(Agrotis ipsilon)

1. Đặc điểm nhận biết

- Bướm có màu xanh đen, cánh trước màu nâu nhạt hoặc nâu đen, cánh sau trắng có một đường màu đen ở cuối.

- Trứng được đẻ thành ổ ở trong đất hoặc dưới lá, trên thân, trên cỏ và trên tàn dư trong ruộng gần gốc cây chủ. Bướm có thể đẻ 1.200 trứng.

- Sâu non màu xám đen hoặc màu nâu xám dọc theo hai bên thân có một dãy đen mờ. Sâu có 3 đôi chân thật và 5 đôi chân giả.

- Nhộng màu xám xanh đến nâu đỏ có 2 gai ở phía sau.

2. Đặc điểm gây hại

- Sâu xám thường gây hại giai đoạn cây con trên tất cả các loại rau. Loài sâu này thường cắn đứt các thân và cành non kéo xuống đất để ăn.

Sâu non có 6 tuổi, khi bị đụng chúng cuộn lại giả chết. Ban ngày sâu non ẩn núp ở dưới bề mặt của đất, dưới lá. Ban đêm sâu non lên mặt đất và ăn ngang thân cây sát mặt đất, làm thân cây bị khuyết hoặc bị cắn đứt.

- Sâu non có thể gây hại nặng cho cây giống và cây con trên ruộng. Sâu thường xuất hiện vào giai đoạn cây con và gây hại trầm trọng nhất ở những vùng đất nhẹ, đất cát nơi sâu non có thể vùi mình dễ dàng.

3. Biện pháp phòng trừ

* Biện pháp canh tác:

- Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, cày ải phơi đất 2 tuần trước khi trồng.

- Dẫn nước ngập ruộng trước khi chuẩn bị đất để trồng.

* Biện pháp cơ giới vật lý:

Đối với những ruộng có diện tích nhỏ có thể bắt sâu bằng tay.

* Biện pháp sinh học:

- Hạn chế phun thuốc để bảo tồn thiên địch thường xuất hiện trên đồng ruộng như nhện , bọ rùa, ong ký sinh...

- Dùng bẫy chua ngọt để bẫy bướm (4 phần đường đen + 4 phần dấm +1 phần rượu + 1 phần nước + 1% thuốc).

* Biện pháp hóa học: Có thể dùng các loại thuốc để xử lý đất trước khi gieo trồng như Basudin, Diaphos, Regent…

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Thăm miền Tây sông nuớc Tiền giang


Được tin khoảng 9 giờ sáng Nguyễn Thị Băng Tâm đón tôi đi Miền Tây bằng chiếc xe by chỗ ngồi của phu quân. Anh bạn lái xe thật sự chu đáo và vui tính. Do có sự phối hợp với công ty dịch vụ du lịch trước nên ba thầy trò chúng tôi ( Hùng Thao và Băng Tâm ) được hưởng một chuyến đi trên sông nước tới thăm hoa trái miệt vườn, vừa thưởng thức văn ngh vừa được nếm hoa quả đặc sản của vùng Tiền Giang Bến Tre, tới xem nơi sản xuất kẹo dừa Bên Tre. Chẳng mấy chốc đã thấy kiến bò bụng, cả ba chúng tôi và cô hướng dẫn viên du lịch rong ruổi trên chiếc xe ngựa hai bánh. Bác xà ích điều khiển khéo léo còn chú ngựa ngoan ngoãn chạy băng băng. Riêng Băng Tâm thì xót xa về chú ngựa quá gầy mà hàng ngày phải cố chạy chở khách như vy. Cô hướng dẫn viên, với giọng nói dễ thương, nhiệt tình giới thiệu về cảnh vật và con người ở đây. Trong chiếc lều đơn sơ chúng tôi ngồi nghỉ uống nước và một thoáng nhà hàng đã bày món đặc sản : Cá tai tượng chiên xù. Tôi tò mò hỏi : món đặc sản này tác dụng chính là bổ âm hay bổ dương ? Cô hdv khéo léo ứng xử trả lời :Cá tai tượng chiên xù giúp điều hoà âm dương nên rất bổ dưỡng “ khiến mọi người quên hết cả mệt nhọc” … Tôi vội lấy máy ghi hình để quảng cáo cho đặc sản của vùng này đối với ai chưa có cơ hội đặt chân đến.


Xuôi dòng kênh dưới bóng dừa nước

Chợ nổi trên sông Tiền

Ong vườn chào khách

Quả ngọt đón nắng

Đờn ca tài tử miền quê

“Hôm nay mẹ không về ăn cơm trưa! “

Trái dừa nước, nghe nhiều nay mới thấy!

Chân mỏi quá rồi!…


Bưởi tép trộn với tôm tươi

Vừa ăn, vừa cười… quên mất phồng tôm!


“Tai tượng” nguyên vẩy, chiên xù

Khế chua, chuối chát gật gù khen ngon


Thân cò nay đã thảnh thơi…

?..!

về miệt vườn vĩnh long thưởng thức trái cây, cá nướng

Cuối tuần, để tránh cái nóng bức và ồn ào của Sài Gòn, bạn có thể làm một chuyến đi ngắn về Vĩnh Long, vừa để du lịch, vừa để thưởng thức những loại trái cây đặc sản của vùng đất miệt vườn.

Sông nước mênh mang.

Trong tour du lịch miệt vườn Vĩnh Long, điều thú vị là bạn sẽ được chu du bằng thuyền qua các cù lao. Thuyền chạy trên sông, gió thổi lồng lộng, màu xanh của các cù lao ăn trái trải dài trông thật mát mắt. Bạn có thể thả hồn vào một không gian trong lành, yên bình và thưởng thức … một trái dừa mát lạnh.

Vĩnh Long từ lâu nổi tiếng với các vườn cây ăn trái sai quả, bốn mùa cây xanh lá, trái chín ngọt ngào. Trái cây hầu như mọc quanh năm, mùa nào thức ấy, mỗi loại mang một hương vị riêng…

Trái cây Vĩnh Long phong phú.

Vĩnh Long có giống bưởi Năm Roi Bình Minh nổi tiếng. Bưởi Vĩnh Long ít hạt, múi bưởi đều, giòn và ngọt thanh. Tên gọi bưởi Năm Roi hẳn cũng khiến nhiều người tò mò. Giống bưởi Năm Roi do ông Trần Văn Bưởi tìm thấy. Tương truyền, sợ con cháu trong nhà hái trái làm mất giống cây quí nên ông Bưởi đe: "Đứa nào mà hái trái cây của ông Bưởi là ông đánh năm roi nghe chưa". Vì câu nói của ông, giống bưởi có tên gọi là "Năm Roi". Bưởi năm roi có tên gọi từ đó.

Bưởi Năm Roi.

Đây còn là xứ sở của những chùm chôm chôm Bình Hòa Phước được xem là ngon nhất cả nước với nhiều giống khác nhau. Ai đã đến Vĩnh Long chắc chẳng thể nào quên được những chùm chôm chôm chín rộ đỏ tươi rực rỡ. Chôm chôm “tróc” trái tròn dài, khi chín có màu đỏ thẳm, gai mềm, ruột trong màu trắng, vị ngọt đậm; chôm chôm Java trái tròn gai ngắn, cùi trắng giòn và thơm ngọt; chôm chôm nhãn nhỏ hơn, khi chín vỏ màu vàng sẫm pha lẫn chút xanh, ruột trắng, ngọt đậm, thoang thoảng mùi nhãn chín. Mùa thu hoạch chôm chôm vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 7 nhưng hiện nay, người nông dân Vĩnh Long đã nghiên cứu trồng được giống chôm chôm trái mùa.

Chôm chôm chín đỏ.

Khi mùa chôm chôm đi qua, những vườn chôm chôm chỉ còn lại lá những tán lá xanh thì vùng đất cù lao lại phảng phất mùi thơm của mùa nhãn chín, tiếp nối mùa chôm chôm. Đến Vĩnh Long, bạn sẽ được thưởng thức loại nhãn xuồng, nhãn tiêu cùi dày, vỏ mỏng, vàng đều, nhiều nước và ngọt lịm. Những chùm nhãn sum suê ẩn hiện trong tán lá xanh rì như mời gọi du khách.

Nhãn xuồng.

Vùng miệt vườn này còn nức tiếng với cam sành Tam Bình vừa to, vừa có vị ngọt thanh tao. Ngoài ra còn có sầu riêng (Ri 6, Chín Hóa), quýt đường, xoài (Hòa Lộc, Cát Chu)…
Đến Vĩnh Long, đi vào tận từng vườn cây ăn trái, tự mình hái những chùm quả thơm ngon, tươi rói và nghe đờn ca tài tử, vậy là bạn đã được trải mình trong một không gian văn hóa miệt vườn đậm chất Nam Bộ rồi đấy.

Hoặc bạn có thể bè mương tát cá sau đó tận thưởng món cá lóc nướng chui do chính bạn bắt được.





trái cây quê tôi

Chôm Chôm

Sầu riêng

Măng cụt

Ca cao

Chuối

Trứng cá

Vú sữa

Lê ki ma

Bưởi

Táo

Me Keo

Trái Trâm


Ổi


Dứa

Nhãn


Thanh Long

Bòn bon


Dưa gang


Sung

Trái thần kỳ

Trái đào tiên

Trái bàng